发布时间:2025-01-23 07:14:43 来源:Fabet 作者:Cúp C1
Ánh mắt,ĐónngườiViệttừVũHánqualờikểcủanhânviênsânbayVânĐồkết quả trận lecce vẫy tay thay lời cảm ơn
Ngày 10/2/2020, Tùng cùng đồng nghiệp có mặt tại sân bay từ 1h sáng để đón chuyến bay từ Vũ Hán (Trung Quốc), dự kiến sẽ hạ cánh xuống Vân Đồn lúc 3h35. Tuy nhiên, hơn 5h chuyến bay mới hạ cánh. Từ 4h, tổ phục vụ chuyến bay đã khẩn trương mặc quần áo bảo hộ. Anh em tự chỉnh quần áo cho nhau. Bác sĩ Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh (hiện được điều làm Giám đốc Bệnh viện số 2 điều trị và cách ly bệnh nhân nCoV) trực tiếp kiểm tra, đủ điều kiện an toàn mới cho làm việc. Sau đó, Tùng vào vị trí đứng dưới chân xe thang, nơi đón hành khách từ máy bay bước xuống sân bay.
Là người tiếp cận hành khách ở vị trí rất gần, khi khách bước từ máy bay xuống thang, Tùng cảm nhận rõ sự vui mừng, hạnh phúc của những công dân Việt Nam khi trở về quê hương, dù là ánh mắt nhìn qua bộ đồ bảo hộ to sụ.
Từ 4h sáng nhân viên SB Vân Đồn đã được hướng dẫn mặc quần áo bảo hộ để chuẩn bị đón chuyến bay |
“Lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vì đã cùng anh em góp một phần bé nhỏ trong việc hỗ trợ đón đồng bào từ vùng dịch về. Nhưng xen vào đó là đôi chút lo lắng nếu chẳng may đồng bào mình có ai đó bị làm sao và mình hay đồng nghiệp có nguy cơ lây nhiễm. Tâm lý này dần được tháo gỡ khi những ngày sau đó, cơ quan y tế thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của nhân viên sân bay và đến hôm nay mọi người vẫn khỏe mạnh”, Tùng chia sẻ.
Trước đó, Tùng đã giấu gia đình việc mình sẽ tham gia phục vụ chuyến bay “đặc biệt” này vì sợ bố mẹ can ngăn. Sau khi mọi việc suôn sẻ, Tùng mới gọi điện về nhà báo tin vừa đón một chuyến bay đưa người Việt ở Vũ Hán về.
Mọi CBNV làm công tác đón chuyến bay đều phải mặc trang phục bảo hộ |
Cũng thuộc số ít người có mặt trong khoảnh khắc đón 30 hành khách Việt Nam đặt chân về quê hương, nhiệm vụ của anh Trình Hồng Như - Giám sát hạ tầng khu bay, là đảm bảo an toàn cho chuyến bay khi cất hạ cánh, tìm vị trí đỗ, chuẩn bị trang thiết bị cho tàu bay. Thời điểm máy bay hạ cánh, tuy trời vẫn mờ tối nhưng anh Như vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sự phấn chấn của những vị khách đầu tiên đặt chân xuống máy bay.
“Đồng bào mình lúc đó vẫy tay chào. Khoảnh khắc đó gây xúc động cho toàn thể những người có mặt. Mặc dù không tiếp xúc với nhiều người nhưng qua cái vẫy tay, tôi cảm nhận được đó là lời cảm ơn của những người vừa ra khỏi tâm dịch. Họ cảm ơn đội ngũ nhân viên sân bay, cũng là cảm ơn Nhà nước đã hỗ trợ họ về nước” - anh Như cho biết.
Hành lý ký gửi của hành khách được xịt khử trùng sau khi đưa ra khỏi máy bay |
Anh Như chia sẻ, bản thân anh cũng có chút lo lắng, anh tâm sự với vợ rằng sau khi đón chuyến bay xong sẽ tự cách ly gia đình. Nhưng tham gia các cuộc họp, nắm được hết quy trình, công tác sàng lọc, sắp xếp công dân, phương tiện bảo hộ, khử trùng…anh đã yên lòng hơn.
“Ai cũng lo lắng khi trực tiếp phục vụ các chuyến bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Là lãnh đạo, chúng tôi không yêu cầu nhân viên của mình dấn thân vào những công việc nguy hiểm mà không có biện pháp phòng hộ, bảo vệ. Chúng tôi phải có trách nhiệm tìm ra giải pháp an toàn nhất, động viên anh em, đưa ra chỉ đạo, hướng dẫn rõ ràng để anh em yên tâm. Ngoài ra, với chuyến bay đặc biệt vừa rồi, tôi đã quyết định phải giảm số lượng nhân viên tham gia tiếp xúc trực tiếp đến mức tối thiểu cho phép. Tất cả anh em đều được bảo vệ và được khử trùng chặt chẽ. Mọi người đều hiểu được rằng đây không chỉ là công việc mà còn là sứ mệnh cùng nhau thực hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng” - ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn chia sẻ.
Xe chở hành lý được khử trùng sau khi đón chuyến bay |
“Quy trình đặc biệt”
HVN68 với sân bay Vân Đồn được coi là chuyến bay đặc biệt, không chỉ bởi việc áp dụng một quy trình riêng biệt như, máy bay phải đậu ở ngoài bến đỗ, sử dụng xe thang cho hành khách xuống để đưa vào khu vực dành riêng ngoài trời làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hải quan. Với đội ngũ nhân sự đang làm việc tại sân bay Vân Đồn thì nó còn đặc biệt ở nhiều điểm khác.
Tiếp tục xịt khử trùng hành lý xách tay |
Ngô Thanh Tùng cho rằng đây là dịp giúp anh trang bị những kinh nghiệm quý giá khi tham gia vào quy trình phòng chống dịch, từ cách mặc trang phục bảo hộ cũng phải rất chuẩn xác. Còn với Trình Hồng Như, việc đón chuyến bay từ Trung Quốc là “đặc vụ” đáng nhớ nhất trong đời. Sau khi tất cả mặc đồ bảo hộ kín mít, việc nhận ra nhau không hề dễ. Để phân biệt đội phục vụ của sân bay với tổ bay và hành khách (đều mặc bảo hộ), các anh em trong đội giám sát hạ tầng khu bay đã nghĩ ra “sáng kiến” buộc dây băng rôn màu tím trên tay để phân biệt ai là “người nhà mình”.
Xịt khử trùng toàn bộ khu vực đã đón tiếp hành khách |
“Không phải mọi thứ đều sẵn sàng cả đâu, nhất là thuốc khử trùng tàu bay. Đây là hạng mục mà đơn vị Kiểm dịch y tế quốc tế cung cấp. Tuy nhiên thời điểm đó phía bên Kiểm dịch y tế quốc tế cũng không có sẵn, vì đây là thuốc nhập khẩu đặc chủng dành riêng cho máy bay. Chúng tôi cùng với Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tỉnh Quảng Ninh tìm mọi cách để có đủ cơ số thuốc chuyển về ngay trước đó” - ông Phạm Ngọc Sáu nhớ lại.
Hiện tại số lượng thuốc vẫn đủ để đảm bảo sát trùng cho các chuyến bay tiếp theo. Và lực lượng có mặt tại sân bay Vân Đồn trải qua đợt “sát hạch” vừa rồi, nay đã sẵn sàng để ứng phó với mọi tình huống trong các chuyến bay đưa người Việt từ vùng dịch về nước tới đây.
“Tôi tin rằng Thủ tướng Chính phủ và Cục Hàng không Việt Nam không ngẫu nhiên chọn Sân bay Vân Đồn là địa điểm đón người Việt Nam về từ vùng dịch. Có thể là vì Vân Đồn là sân bay có vị trí địa lý tiếp giáp với biên giới Trung Quốc, ngoài ra nơi đây cũng là sân bay mới với trang thiết bị hiện đại, số chuyến bay không quá đông và các quy trình đạt chuẩn mực tối ưu nhất để không lây nhiễm ra cộng đồng” (Ông Phạm Ngọc Sáu - Giám đốc sân bay Vân Đồn). |
Doãn Phong
相关文章
随便看看