Bắt tay đã là quá khứ
Chị Hoàng Lệ Quyên (TP Hà Tĩnh,ậnhàngcáchmbuônchuyệnonlineđểgiữantoànmùadịdự đoán bong da wap tỉnh Hà Tĩnh) cho hay, thời điểm trước khi dịch bùng phát, khi trao đổi với khách hàng hoặc gặp đối tác, việc đầu tiên chị sẽ làm là bắt tay để chào hỏi. Hành động này đã hình thành như một thói quen mỗi khi làm việc.
“Nhưng bây giờ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc trao đổi với khách hàng chủ yếu là online, nếu gặp trực tiếp thì phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo quy định. Vì vậy thói quen bắt tay đã không còn được duy trì”, chị Quyên nói.
Chị Lệ Quyên (Hà Tĩnh) đã hình thành thói quen mới khi làm việc với khách hàng: Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và không bắt tay như trước. |
Chị Quyên cho biết, bây giờ, thay vì bắt tay nhau khi gặp gỡ, chị và đối tác sẽ "mời nhau" rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi trao đổi công việc. "Lúc đầu còn chưa quen, nhưng giờ đến đâu mình cũng đánh mắt tìm lọ dung dịch sát khuẩn đầu tiên...", chị Quyên kể.
“Buôn” chuyện online
Mỗi khi có tin "nóng hổi", cánh chị em thường nghĩ ngay đến việc gặp bạn để "buôn". Nhưng bây giờ, những suy nghĩ đó đã là lỗi thời.
“Mỗi lúc tan ca, tôi hay rủ bạn đi uống trà sữa, ăn vặt, “buôn” chuyện. Hầu như một tuần tôi cùng hội bạn la cà ít nhất 4-5 lần”, Trần Thị Hoàng Yến (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) chia sẻ.
Chị Yến cho biết, bây giờ ra khỏi nhà là chốt kiểm tra, đi đâu cần phải có giấy và có lý do chính đáng, việc "buôn" chuyện với hội bạn được chuyển sang kênh online.
Quầy tạp hóa ở vùng ven Hà Nội có "sáng kiến" khách mua hàng trả tiền chuyển khoản để hạn chế tiếp xúc. Ảnh: Kiên Trung |
Theo chị Yến, việc trò chuyện online tuy không có nhiều cảm xúc như khi gặp mặt nhưng như vậy cũng đủ để trái tim của mọi người ở gần nhau.
"Quan trọng là chúng ta phòng chống dịch tốt thì sẽ sớm gặp lại nhau thôi", chị Yến nói.
“Nhường nhịn” thang máy
Hẳn nhiều người trong chúng ta đã ít nhất một lần gặp cảnh cửa thang máy sắp đóng lại nhưng bên ngoài vẫn có tiếng gọi: “Chờ tôi với”.
Bây giờ hình ảnh đó đang ít dần, “nhường nhịn” thang máy đang trở thành một thói quen mới trong dịch.
Anh Hà Phú Nhật (Quận 8, TP.HCM) cho hay, trước đây mỗi lần tan làm, dù thấy thang máy đã đông người nhưng anh vẫn cố chen chân vì muốn về nhà thật nhanh.
“Từ khi TP.HCM bùng dịch, tôi làm việc online tại nhà. Mỗi lần đi mua nhu yếu phẩm, thấy trong thang máy có người tôi đều bỏ qua, chờ lúc nào thang vắng mới vào hoặc tranh thủ tập thể dục bằng cách đi cầu thang bộ”, anh Nhật nói.
Nhận hàng cách 5m
Anh Trần Thiên Thành, đang sống trong khu phong tỏa tổ 63 (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cho biết, trước đây anh thường ra bến xe hoặc đường lớn để nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm do người thân gửi đến.
Nhận hàng hóa trong mùa dịch Covid-19 cần giữ khoảng cách. |
Nay, nơi anh sống có nhiều ca dương tính với Covid-19 nên bị phong tỏa. Việc nhận hàng hóa trở nên khó khăn vì có nhiều chốt chặn. May mắn, anh có các bạn tình nguyện viên trực chốt hỗ trợ nhận hàng tại đường lớn chuyển vào.
"Sau khi thực hiện sát khuẩn, bạn tình nguyện viên đặt đồ ở một điểm. Tôi đứng cách đó 5m, chờ bạn ấy rời đi rồi mới đến mang hàng của mình về", Thành bộc bạch.
Với diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, việc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế luôn được đặt lên hàng đầu bên cạnh các biện pháp phòng, chống dịch khác.
Để dịch bệnh nhanh được đẩy lùi, mỗi người cần có ý thức bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, góp phần xây dựng "vùng xanh". Đó cũng là cách giúp cho cuộc sống sớm hoạt động bình thường trở lại.
Công Sáng
Muôn kiểu thích nghi với cuộc sống giãn cách của người Hà Nội
Tổ chức sinh nhật online, ship hàng treo cửa, tập thể dục trong nhà... là những cách thích nghi mới với cuộc sống giãn cách của người Hà Nội.