Tại khoa Cấp cứu,ỏngaythóiquentậpthểdụcquásớmđộtquỵlúcnàokhônhan dinh mu vs BV Bạch Mai, trong những ngày trời rét, số bệnh nhân bị các bệnh hô hấp, tim mạch, thần kinh, đột quỵ gia tăng, trong đó đột quỵ tăng 10-20% so với ngày thường, trung bình 40-55 ca/ngày, số ca phải can thiệp cấp cứu và tử vong cũng cao hơn.
Tại BV Lão khoa, TS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ cho biết, trong những ngày trời lạnh, số bệnh nhân đột quỵ chuyển vào khoa cấp cứu tăng gấp 1,5 lần so với bình thường.
Đáng chú ý, trong số những người cấp cứu vì đột quỵ có không ít trường hợp là người già do giữ thói quen đi thể dục quá sớm từ 4-5h sáng. May mắn bệnh nhân được chuyển đến trong khung giờ vàng, kịp can thiệp nên không để lại biến chứng.
BS khuyến cáo người dân không nên đi tập thể dục quá sớm vào những ngày trời lạnh, đặc biệt là người già, người có bệnh mãn tính
BV Bạch Mai cũng từng tiếp nhận nam bệnh nhân 50 tuổi bị đột quỵ do đi tập thể dục quanh Hồ Tây từ 4h sáng. Bệnh nhân ngã quỵ trên vỉa hè, may mắn được người đi đường phát hiện nên gọi 115 chuyển cấp cứu.
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) do liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, mạch máu giảm tính đàn hồi, dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch trong khi lòng mạch bị thu hẹp, từ đó dễ gây các biến chứng tắc, đứt mạch máu não...
Đặc biệt với người già, cơ thể thích ứng chậm với thay đổi nhiệt độ đột ngột, nếu mắc kèm thêm các bệnh mạn tính như tăng huyết áp khiến thành mạch máu bị thoái hoá dày lên, sẽ ảnh hưởng tuần hoàn não, động mạch đưa máu lên dễ bị tắc nghẽn...
PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cũng nhấn mạnh, thói quen tập thể dục quá sớm vào trời lạnh rất phản khoa học. Theo đó, nên thay đổi giờ tập thể dục từ 4-5h sáng thành khung giờ 7-9h. Khi tập, cần căn cứ theo sức chịu đựng, có thể vận động, tập trong nhà.
“Điều quan trọng nhất là người dân phải giữ ấm cơ thể, đi ra ngoài phải mặc ấm, kín đầu và cổ. Trời rét đậm, mưa gió người dân không nên ra ngoài, thay vào đó nên tập trong nhà kín gió, ở nơi ấm áp để tránh các nguy cơ có thể gây ra đột quỵ”, PGS Tôn khuyến cáo.
Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Đồng thời, tăng cường ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
Tại Việt Nam, theo thống kê mỗi năm có hơn 230.000 ca đột quỵ, hơn 50% trong số này bị tử vong, 90% các trường hợp bị đột quỵ còn sống để lại các biến chứng: Liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm nhận thức; trầm cảm hay rối loạn cảm xúc; rối loạn tiểu tiện.
Đáng tiếc tại Việt Nam, nhận thức cộng đồng về bệnh đột quỵ chưa cao nên tỉ lệ bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế cấp cứu trong khung giờ vàng (trước 6 tiếng) rất thấp, tỉ lệ chung trong toàn quốc là 3,5%, tại một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, tỉ lệ này được 5-7%.
PGS Tôn nhấn mạnh, qua giờ vàng, chi phí điều trị cho bệnh nhân đột quỵ rất tốn kém, tỉ lệ mắc di chứng cao, khả năng hồi phục hạn chế.
Để nhận biết các dấu hiệu mắc đột quỵ, PGS Tôn nhấn mạnh, chỉ cần 1 phút có thể phát hiện ra, áp dụng quy tắc FAST:
F (Face): Kiểm tra miệng bệnh nhân xem có bị méo không, có thể yêu cầu huýt sáo, nhe răng.
A (Arm): Giơ 1 tay hoặc 2 tay lên hoặc giơ chân, nếu bệnh nhân không có khả năng hoặc tay, chân rơi xuống nhanh bất thường.
S (Speech): Yêu cầu bệnh nhân nói những cụm từ đơn giản, nếu giọng méo, nói không trôi chảy là dấu hiệu bất thường.
T (Time): Nếu có các dấu hiệu trên thì cần khẩn cấp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường do mắc tăng huyết áp (chiếm 80% các ca đột quỵ), tiểu đường, loạn nhịp tim, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ...
Theo PGS Tôn, sau đột quỵ lần 1, trong tuần đầu hoặc năm đầu tiên, tỉ lệ tái phát lên tới 15-18% do đó những bệnh nhân bị mắc rồi cần phải có biện pháp dự phòng.
Thúy Hạnh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)