您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo?_lich thi đấu ngoại anh 正文
时间:2025-01-11 00:06:09 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá
Tin thể thao 24H Công khai dự án thế chấp ngân hàng, sao phải lo?_lich thi đấu ngoại anh
Mặc dù gặp một số phản ứng trái chiều của các DN bị ảnh hưởng nhưng việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng ở TPHCM,ôngkhaidựánthếchấpngânhàngsaophảlich thi đấu ngoại anh Hà Nội được nhìn nhận là động thái tích cực, góp phần minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua nhà.
Đa phần DN đều cần đòn bẩy tài chính
Đặc điểm của thị trường BĐS ở Việt Nam là phụ thuộc vào vốn tín dụng, trong đó khoảng 70% là vốn ngân hàng. Vì thế, nhiều chuyên gia tin rằng, con số những dự án thế chấp ngân hàng công bố mới đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” và hầu hết các dự án BĐS đều phải thế chấp để vay vốn ngân hàng.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM cũng cho rằng, việc DN thế chấp dự án, nhà ở, công trình để vay vốn ngân hàng phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện việc giải chấp là chuyện bình thường. Đồng thời, một số chủ đầu tư thế chấp dự án để ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh dự án cũng không có gì bất thường.
Còn thế chấp sẽ trở thành bất thường khi dự án không đủ điều kiện vẫn bán nhà, dự án đã bán nhà mà vẫn thế chấp, chủ đầu tư không thông báo với khách hàng là dự án đã thế chấp và không giải chấp căn hộ đã bán. Đơn cử như một số chủ đầu tư tại TP. HCM đã giấu nhẹm việc thế chấp dự án trong một thời gian dài khiến người mua nhà chịu thiệt vì không làm được sổ đỏ.
Tại một cuộc toạ đàm tổ chức mới đây tại TP. HCM, các chuyên gia cũng cho rằng, việc một dự án có thế chấp hay không thì không phải là vấn đề lớn mà quan trọng dự án đó thực hiện thế nào, pháp lý đến đâu, giao nhà có đúng cam kết hay không và có xác nhận của Sở Xây dựng đủ điều kiện bán nhà hay không. Thậm chí, có chuyên gia còn nhấn mạnh rằng, chỉ những DN nhỏ mới không đi vay, còn đa phần DN đều sử dụng đòn bẩy tài chính thì mới lớn mạnh được. Xét dưới góc độ này, những dự án được ngân hàng cho vay lại là những dự án tốt, vì hơn ai hết, ngân hàng hiểu rõ năng lực của chủ đầu tư sau một quá trình thẩm định kỹ lưỡng trước khi nhận thế chấp và cho vay.
Bà Vũ Thị Khuyên, Trưởng văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường BĐS - Sở Xây dựng TP. HCM cũng cho rằng, người dân đang hiểu nhầm dự án thế chấp là DN yếu, trong khi đó lại là điều hết sức bình thường.
Minh bạch thị trường BĐS
Đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho rằng, việc DN thế chấp một phần tài sản trên đất của dự án căn hộ cao cấp D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu để vay vốn ngân hàng phát triển dự án là nghiệp vụ tài chính bình thường. Điều 147 Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2015 cũng quy định: “Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó”. Cho đến thời điểm này, vốn tín dụng ngân hàng cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự án.
Không những thế, vị này còn cho rằng, ngân hàng nhận thế chấp dự án và thông tin này được công khai nên được nhìn nhận là yếu tố tích cực hơn là tiêu cực vì làm như thế, thị trường BĐS sẽ minh bạch hơn và quyền lợi của khách hàng được đảm bảo. Theo lập luận của đại diện Tân Hoàng Minh, chỉ những chủ đầu tư nào có uy tín, năng lực triển khai dự án, chỉ những dự án nào có triển vọng kinh doanh tốt thì ngân hàng mới chấp nhận thế chấp và cho vay vốn. Và khi đã cho vay vốn thì ngân hàng sẽ quản rất chặt dòng tiền, buộc chủ đầu tư phải lập tài khoản tại ngân hàng cho vay vốn để khách hàng nộp tiền. Đồng thời, mọi khoản thu, chi của chủ đầu tư cũng được ngân hàng giám sát chặt chẽ, đảm bảo tiền được sử dụng đúng mục đích.
Theo đại diện Tân Hoàng Minh, ngân hàng cũng sẽ giám sát chặt chẽ quá trình kinh doanh của dự án. Khi chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp căn hộ đó. Sau khi giải chấp xong, khách hàng có thể thế chấp chính căn hộ đó để vay vốn ngân hàng nếu có nhu cầu. Làm như vậy sẽ tránh được một tài sản thế chấp 2 lần, tránh được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế, vị này khẳng định, việc chủ đầu tư thế chấp một phần tài sản dự án D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của khách hàng đã mua nhà tại dự án này cũng như việc cấp sổ đỏ sau này.
Doãn Phong
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức2025-01-11 00:32
Ăn gì để giảm cân cấp tốc trong 3 ngày2025-01-11 00:24
Postmart, Voso giúp nông dân nâng cao giá trị nông sản nhờ công nghệ2025-01-10 23:57
Bệnh ung thư thực quản là gì?2025-01-10 23:53
Ẩn ý của Nga khi phủ lốp xe lên dàn máy bay quân sự 2025-01-10 23:48
‘#3500 sinh mạng’2025-01-10 23:31
Nhân đôi cơ hội trúng xe Mercedes khi mua HaDo Centrosa Garden2025-01-10 23:24
7 bài tập thủ tiêu mỡ thừa vùng lưng2025-01-10 22:52
Tại sao FBI kiểm soát gắt giới học giả Trung Quốc đến Mỹ?2025-01-10 22:18
Bí kíp giúp người siêu gầy tăng cân hiệu quả2025-01-10 22:17
Ngày này năm xưa: Ngày này năm xưa: Thiên thạch nổ kinh hoàng ở Nga2025-01-11 00:33
Quá trình phanh một chiếc xe container diễn ra như thế nào?2025-01-11 00:01
Uống nước lạnh gây hại như thế nào cho sức khỏe?2025-01-10 23:13
Các bước làm đẹp da đơn giản tại nhà cho bạn làn da như ý2025-01-10 23:04
Loạt xe quân sự đắt đỏ Taliban tiếp nhận ‘miễn phí’ từ Mỹ2025-01-10 22:49
Truyện Cuộc Sống Tính Nô Của Tiểu Hoàng Đế2025-01-10 22:28
Hateco Apollo ra mắt tòa cuối cùng đẹp nhất dự án2025-01-10 22:23
Phiên bản iPhone 11 được chế tác từ mảnh vỡ tàu Titanic và tàu vũ trụ Vostok2025-01-10 22:14
Nhà mạng của tỷ phú Carlos Slim sẵn sàng loại bỏ Huawei2025-01-10 22:12
Argentina vs Croatia: Thảm họa Messi và Argentina2025-01-10 22:07