Chợ nằm ở huyện vùng ven,ợđặcbiệtởSàiGònngườiHuếxaquêaicũngmuốntìmđếket qua bóng không ồn ào, náo nhiệt. Khách đến không đông, người bán không nhiều nhưng đã bao năm nay chợ là nơi để những người đến đây quên đi được nỗi buồn xa xứ. Chợ vốn không tên nhưng bà con yêu mến đã đặt cho cái tên theo đúng nét đặc trưng của chợ: Chợ Huế.
Chợ Huế độc nhất ở Sài Gòn
Từ ngã ba Nguyễn Ảnh Thủ - Bà Điểm 6 (ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, Hóc Môn, TP.HCM), nếu để ý chúng ta sẽ nghe những lời đối đáp, chào hỏi của những người đi đường mang chất giọng rất đặc biệt - giọng Huế.
Đi sâu vào bên trong một chút là chợ Huế. Chợ Huế là chợ tự phát. Ông Minh, dân địa phương cho biết, khu vực này rất đông người Huế sinh sống.
Những năm trước, nơi đây giá thuê phòng trọ rẻ hơn những nơi khác, xung quanh lại có nhiều công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp nên thu hút nhiều người Huế đến thuê mướn.
Chợ vắng nên người mua có thể đi xe vào chợ. |
Trải qua một thời gian khá dài, nhờ tính cần cù chịu thương chịu khó, những người lao động nhập cư từ Huế đã tạo cho mình cuộc sống ổn định hơn. Người gốc Huế tăng dần trở thành một quần thể đông đúc nên nhu cầu cần có một ngôi chợ là điều dĩ nhiên.
Ban đầu, có vài người thuê một góc nhỏ trên thửa đất trống để buôn bán những món hàng cần thiết mang tính địa phương. Những món hàng Huế ấy nhanh chóng được bà con Huế tại đây ủng hộ. Rồi cứ thế, nơi đây tăng dần cả người bán lẫn người mua và trở thành ngôi chợ mang hồn Huế.
Ông Minh kể: 'Mới đó mới đây mà đã hơn 15 năm rồi. Chợ Huế bây giờ đầy đủ những mặt hàng được mang từ Huế vào hoặc ít ra cũng được chế biến từ người Huế nên rất gần gũi và quen thuộc với khách hàng.
Toàn chợ có hơn 40 gian hàng, bán đủ các mặt hàng từ hàng ăn đến hàng sinh hoạt tiêu dùng. Chủ gian hàng đa số là người Huế, chỉ vỏn vẹn có 2 người địa phương khác.
Đứng bên ngoài nhìn vào, đã 9h sáng nhưng lượng người ra vào vẫn không tấp nập. Người mua bình thản chậm rãi đi. Người bán vui tươi chào đón nhưng không chèo kéo vồn vã. Cứ thế, hoạt cảnh mua bán trầm lặng như tâm hồn người dân xứ Huế.
'Chị đi mô mà lâu ni không gặp?'; 'Ôn mệ có khỏe không em?'; 'Anh chị chừ làm ăn ra răng?', chúng tôi nghe những câu chào hỏi đặc sệt Huế cứ ngỡ rằng mình đang ở một ngôi chợ làng nào đó ở Huế. Họ trao nhau những nụ cười, những ánh mắt. Không vồn vã nhưng thâm tình. Không mỹ miều nhưng chân chất ...
Chợ không cạnh tranh
Ghé vào một hàng nhỏ, sử dụng chút giọng Huế, chúng tôi hỏi, 'Chị bán chi rứa?' Chị chủ cười thật tươi: 'Bánh lọc, bánh ít, bánh nậm anh ơi. Nhân tôm thịt, ngon lắm. Mời anh...'.
Bánh lọc, bánh nậm, bánh ít... |
Bước vào trong, tại mỗi gian hàng, hàng hóa được bày biện dưới đất. Chúng tôi ghé vào một gian hàng đồ khô. Bánh kẹo, mứt, bún khô, mắm các loại, tôm chua v.v... tất cả đều có nhãn hàng ghi xuất xứ từ Huế.
Lấn sâu vào trong, ghé gian hàng tươi sống của chị Hạnh. Trước mặt chị là những loại cá nước lợ. Hỏi chị xuất xứ về các mặt hàng chị bán, chị chỉ vào đống thùng xốp phía sau cho biết, tất cả cá thịt mà chị bán đều được đưa từ Huế vào.
Chị nói: 'Cá này là cá nước lợ từ phá Tam Giang gửi vào. Anh có biết phá Tam giang không?'. Không đợi chúng tôi trả lời, chị đọc tiếp 2 câu thơ : ''Yêu em anh cũng muốn vô - ngại truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang'. Nói vậy thì anh biết phá Tam Giang rộng như thế nào rồi. Cá ở đây có mùi vị rất đặc biệt mà người Huế nào dù xa xứ cũng vẫn nhớ'.
Quả đúng như thế, có vào chợ Huế mới thấy người Huế dù xa quê vẫn luôn đau đáu về vùng đất đã sinh ra mình. Họ cầm những hũ ớt, những lọ mắm ruốc - những thứ mà không người Huế nào không dùng - một cách trân trọng.
Đến trước gian hàng rau củ quả, chúng tôi chợt nhìn thấy một bao to đựng đầy loại trái lạ. Chị bán hàng có vẻ tự hào hơn: 'Trái vả đó anh. Trái này trong nam không có mà chỉ Huế mới có. Đây là loại trái thông dụng, không sang trọng nhưng rất được người Huế yêu thích. Có thể nấu, có thể làm gỏi, có thể ăn sống ...'
Gian hàng khô. Chị chủ luôn nở nụ cười với khách. |
Chợ Huế là nơi hội tụ người Huế tha hương. Đến đây, bà con sẽ tìm thấy hương vị quê hương, tình cảm sâu đậm của những người cùng quê. Họ gặp nhau hỏi han về sức khỏe, thăm nhau về cuộc sống, sẻ chia những vui buồn.
'Anh vào chợ có thấy cảnh cạnh tranh chèo kéo mời mọc không? Hoàn toàn không. Người Huế buôn bán tại đây ngoài sinh kế họ còn giúp nhau để vượt qua những khó khăn bởi tất cả người Huế ở đây đều là những người xa xứ'. Anh Nguyễn Công, một người Huế quê ở huyện Hương Thủy kể với chúng tôi.
Những người đến với chợ 0 đồng ai nấy đều nghèo. Nhưng ở đây, không có ai tham lam, chỉ lấy vừa đủ để dùng.