Transsion có các sản phẩm mang nhãn hiệu Tecno,àselfielàcáchsmartphoneTrungQuốclấnlướtApplevàket qua vong loai euro itel và Infinix, đã phát triển điện thoại 2 SIM sau khi nghiên cứu cho thấy mọi người thường mang theo SIM dự phòng để không phải gọi ngoại mạng, tiết kiệm chi phí. Nó cũng tối ưu hóa camera để chụp ảnh chân dung người da màu đẹp hơn.
Arif Chowdhry, Phó Chủ tịch Transsion, cho biết: “Chúng tôi không muốn mang đến những gì chúng tôi có mà là những gì khách hàng cần”.
Lối tư duy này phần nào giải thích vì sao các nhà sản xuất Trung Quốc có thể chiếm hơn 40% thị phần smartphone toàn cầu trong quý đầu năm 2017, tăng gấp đôi 5 năm trước, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC. Trong khi đó, thị phần Samsung và Apple lại giảm 3,5% so với năm 2016.
Một câu trả lời khác có thể tìm thấy ở Pearl River Delta, trung tâm công nghệ phía Nam Trung Quốc. Trừ Xiaomi ở Bắc Kinh, phần lớn trong số hơn 20 nhà sản xuất smartphone nước này đều đặt tại đây, khu vực giàu kiến thức kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phong phú.
Thâm Quyến là quê hương của Huawei, ZTE, Trassion, BBK (công ty sở hữu Oppo và Vivo), TCL. Trung Quốc là thị trường thay đổi nhanh chóng, bằng chứng là Xiaomi từ vị trí số 1 năm 2015 đã rơi xuống vị trí số 5 năm 2016. Cuộc chiến nằm ở giá cả và tính năng cạnh tranh, trong đó Thâm Quyến chính là sàn đấu.
Từng được biết đến như một trung tâm sản xuất hợp đồng cho các gã khổng lồ phương Tây, Thâm Quyến đã khai sinh ra hàng loạt startup nội nhờ kết hợp giữa sản xuất giá rẻ và kỹ thuật công nghệ cao.