Từ đầu năm 2021,ơndoanhnghiệptiếpcậncácnềntảngsốcủaChươngtrìdu doan ưap Bộ TT&TT đã chủ trì khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (chương trình SMEdx). Các doanh nghiệp SME được tiếp cận và sử dụng miễn phí những nền tảng số xuất sắc do Bộ đánh giá, công bố. Điểm đặc biệt của chương trìnhSMEdx là các nền tảng số tham gia đều do doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam phát triển, làm chủ và cung cấp. Do vậy, đây cũng là hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng mới. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng các nền tảng số nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động doanh nghiệp, trong năm 2022 Bộ TT&TT đã tiếp tục đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và sử dụng các nền tảng xuất sắc, có uy tín với những ưu đãi để doanh nghiệp phát triển. Cụ thể, trong năm nay, Bộ TT&TT đã tiếp tục tổ chức đánh giá, lựa chọn các nền tảng số xuất sắc tham gia vào Chương trình SMEdx. Theo thống kê, đến nay đã có khoảng 650.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số Make in Viet Nam xuất sắc do Chương trình SMEdx tuyển chọn, giới thiệu và có 77.000 doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng số của Chương trình. Như vậy, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx của chương trình Chương trình SMEdx đã tăng 481% so với năm 2021 và đạt 256% so với kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó, để giúp các doanh nghiệp biết mình đang ở đâu trên hành trình chuyển đổi số, Bộ TT&TT cũng cung cấp bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại địa chỉ dbi.gov.vn. Tính đến hết ngày 9/12/2022, đã có 338 doanh nghiệp tham gia đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử www.dbi.gov.vn, trong đó có 25 Tập đoàn, Tổng Công ty; 81 doanh nghiệp lớn và 232 doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy vậy, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế số và xã hội số. Cụ thể, với Chương trình SMEdx và đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp – DBI, khó khăn ở chỗ nguồn vốn bố trí để hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; năng lực cán bộ hướng dẫn tại các địa phương còn mỏng và yếu; công tác tuyên truyền, phổ biến chưa được triển khai một cách bài bản, thiếu kinh phí hỗ trợ. Cùng với đó, việc đo lường kinh tế số và xã hội số đang trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện do chưa có phương pháp đo lường thống nhất cả trên thế giới và Việt Nam; thiếu dữ liệu đầu vào (không có dữ liệu lịch sử, các dữ liệu hành chính thường có độ trễ lớn). Trong định hướng hoạt động năm 2023, Bộ TT&TT xác định 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được tập trung là khảo sát, đánh giá hiệu quả triển khai thực tế và rút kinh nghiệm đối với hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song song đó, sẽ triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; tăng cường đội ngũ Mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi sự phát triển kinh tế số, xã hội số quốc gia…