"Quân sư" thời @
Được đánh giá rất cao về vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp thuê tư vấn với nhà cung cấp giải pháp,ânsưthờkq bd trực tuyến thế nhưng các nhà tư vấn công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam dường như vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Điều gì đã xảy ra ở thị trường này? Và đâu là hướng giải quyết khả thi cho bài toán nâng tầm dịch vụ tư vấn CNTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang ngày càng sâu rộng?
Dịch vụ tư vấn CNTT là một quy trình hệ thống đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Trong vai trò cầu nối, nhà tư vấn sẽ hỗ trợ thông tin để giúp nhà doanh nghiệp thuê tư vấn tiếp cận và chọn ra những nhà cung cấp giải pháp thích hợp nhất.
Nhìn lại một chặng đường
Theo định nghĩa trên, có thể nói thị trường dịch vụ tư vấn CNTT đã xuất hiện ở Việt Nam từ mười năm nay với các hình thái tiến hóa tương đối rõ ràng. Khởi đầu là giai đoạn từ năm 1997-2000. Lúc này, một số doanh nghiệp đã có nhu cầu về tư vấn triển khai ứng dụng CNTT trong sản xuất-kinh doanh. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, cộng thêm việc không có nhiều sự lựa chọn về đối tác tư vấn, nên đa phần đều phải tự mày mò trong cách giải quyết vấn đề. Gánh nặng tư vấn thường dồn hết lên đôi vai của các nhân viên CNTT của doanh nghiệp. Đến năm 2002, các nhà cung cấp giải pháp của Việt Nam (phần cứng, phần mềm và dịch vụ) đã bắt kịp trình độ chung của khu vực về mặt công nghệ và kỹ thuật. Với kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế hoạt động, nhiều công ty đã quyết định mở thêm dịch vụ tư vấn CNTT (chủ yếu vẫn là miễn phí). Tuy nhiên, hiệu quả của nó không cao do thiếu tính khách quan trong tư vấn, vì các nhà cung cấp thường hướng khách hàng lựa chọn giải pháp của mình. Nhưng trong vài năm gần đây, dịch vụ tư vấn CNTT đã trở thành một hoạt động độc lập với các nhà cung cấp giải pháp. Chất lượng theo đó cũng được cải thiện đáng kể. Không ít doanh nghiệp tư vấn thuần túy đã ra đời và nhanh chóng khai phá thị trường giàu tiềm năng này.
Thật ra, thị trường dịch vụ tư vấn CNTT không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Nó thu hút sự tham gia của rất nhiều đối tượng. Xét về yếu tố thương mại, dịch vụ này được chia làm hai loại: miễn phí và có thu phí. Nhưng đứng trên bình diện quan hệ chủ-khách, có đến năm đối tượng tham gia thay vì là ba, bao gồm đơn vị thuê tư vấn, nhà tư vấn độc lập, nhà cung cấp giải pháp, các tổ chức giám sát và phản biện xã hội về CNTT và nhà tư vấn “trung chuyển” (“cò” tư vấn). Chính sự phức tạp và chồng chéo nói trên đã tác động không nhỏ đến chất lượng dịch vụ mà đa phần là tiêu cực. Riêng về đối tượng thụ hưởng dịch vụ, ngoài nhà doanh nghiệp thuê tư vấn, còn có các cơ quan, tổ chức nhà nước và người dùng cá nhân.
Nhiều nhưng vẫn thiếu
Đến với tọa đàm “Nâng tầm dịch vụ tư vấn CNTT” do TBVTSG, ICT Partnership và Công ty Tư vấn Soltius phối hợp tổ chức vào ngày 14-12, gần như tất cả các doanh nghiệp có mặt đều rất muốn biết nội dung đầu tiên, đó là bức tranh toàn cảnh về thị trường này. Đây là yêu cầu dường như nằm ngoài khả năng của một buổi trao đổi kinh nghiệm được gói gọn trong quy mô không quá 50 đại biểu. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có một cơ quan nhà nước hay tổ chức nghề nghiệp nào tại Việt Nam có thể đưa ra các báo cáo chính xác và đầy đủ về hiện trạng, tiềm năng cũng như thách thức của thị trường tư vấn CNTT. Tuy nhiên, thông qua lời kể của những người có nhiều năm gắn bó với cái nghề làm “quân sư”, kết hợp với cuộc điều nghiên sơ bộ của chúng tôi, có thể tạm kết luận rằng thị trường dịch vụ tư vấn CNTT của Việt Nam dẫu nhiều, nhưng vẫn còn thiếu và yếu.
Ông Hoàng Trần, chuyên viên tư vấn của Công ty IBM (Mỹ), nhận định: “Theo đánh giá chủ quan của tôi, thị trường dịch vụ tư vấn CNTT tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phôi thai và thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này phần nào được thể hiện trong văn hóa ứng xử và quy trình cung cấp dịch vụ giữa các bên có liên quan, từ nhà tư vấn, người cung cấp giải pháp cho đến khách hàng.” Thế nhưng, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tư vấn Quản trị Vina (Vina Consulting), lại cho rằng: “Thị trường dịch vụ tư vấn CNTT ở Việt Nam không thiếu những tên tuổi lớn, cả trong lẫn ngoài nước. Vấn đề là liệu doanh nghiệp có đủ kinh phí để thuê họ tư vấn cũng như biết cách khai thác họ đến mức tối đa hay không mà thôi.”
Có lẽ điều chia sẻ của ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ nhiệm ICT Partnership, Giám đốc điều hành Tập đoàn CMC phía Nam, là được nhiều người đồng tình nhất. Ông Tuấn nói: “Điểm dễ nhận ra nhất ở các nhà tư vấn CNTT của Việt Nam đó là đi lên từ nhà cung cấp giải pháp. Trong thời kỳ đầu, thị trường này mang tính tự phát và bị động. Nhưng hiện nay, nó đã phát triển ở mức cao hơn. Xu hướng nói trên chắc chắn sẽ còn được củng cố trong thời gian tới - thời điểm mà các nhà tư vấn trong nước phải cạnh tranh quyết liệt với những đối thủ đến từ nước ngoài. Tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không thiếu tiền. Vấn đề mà họ cần đó là bảo đảm chất lượng tư vấn.”
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)