Nhằm đáp trả việc Nga leo thang các chiến dịch quân sự tại Ukraine,ĐiềugìsẽxảyranếuMỹcấmnhậpdầutừkq ânh Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 8/3 tuyên bố Mỹ sẽ dừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Nga. Nhiều nhà phân tích nhận định, lệnh trừng phạt sẽ buộc Nga phải dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, khả năng này khó xảy ra nếu Mỹ và châu Âu không đồng lòng trong việc cùng áp lệnh cấm vận năng lượng của Nga. Không giống Mỹ, châu Âu còn phụ thuộc rất lớn vào nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới chỉ sau Ảrập Xêút. Trong khi Mỹ vẫn có thể tìm được nhà cung cấp khác để thay thế lượng nhiên liệu tương đối nhỏ nhập từ Nga, thì châu Âu vẫn chưa thể, ít nhất là trong tương lai gần Hơn nữa, bất kỳ biện pháp nào từ Mỹ và phương Tây để hạn chế nhập nhiên liệu từ Nga có thể đẩy giá xăng dầu, vốn đang ở mức cao, gia tăng hơn nữa ở cả hai châu lục. Điều này sẽ tạo nên gánh nặng đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp, thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Mỹ hành động đơn phương
Theo hãng tin AP, dù giá xăng dầu tại Mỹ đang tăng tới mức cao kỷ lục, Tổng thống Joe Biden vẫn phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu dầu. Một lệnh cấm chung từ Mỹ - châu Âu trong vấn đề này sẽ khó có thể thực hiện. Đầu tuần này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Berlin không có ý định tham gia bất kỳ lệnh cấm nào như vậy. Do vậy, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman từng ám chỉ rằng Mỹ có thể hành động đơn phương hoặc với một nhóm nhỏ các đồng minh. “Không phải nước nào cũng hành động như nhau, nhưng tất cả chúng ta đều đã đạt đến ngưỡng cần thiết để áp đặt những cái giá khắc nghiệt nhất mà mọi phía đều phải đồng thuận”, Thứ trưởng Sherrman cho hay. Ngay cả khi chưa có lệnh cấm vận, các nhà máy lọc dầu ở Mỹ trước đó đã chủ động cắt hợp đồng với các đối tác Nga. Dữ liệu sơ bộ từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy nhập khẩu dầu thô của Nga đã giảm xuống mức 0 trong tuần cuối cùng tháng 2. Tác động tối thiểu tới Nga Theo AP, lệnh cấm dự kiến chỉ gây tác động tối thiểu đến nền kinh tế Nga, do Mỹ chỉ nhập một phần nhỏ dầu từ Nga và không mua khí tự nhiên. Năm ngoái, khoảng 8% dầu và các sản phẩm tinh chế từ dầu mà Mỹ nhập khẩu là từ Nga.
Nga vẫn có thể tìm nơi khác để bù đắp, như Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Tuy nhiên, nước này có thể sẽ phải bán dầu với mức chiết khấu cao. Claudio Galimberti, nhà phân tích tại công ty năng lượng Rystad Energy, nhận định nếu Nga bị “cấm cửa” khỏi thị trường toàn cầu, các quốc gia như Iran hay Venezuela có thể được “chào đón” với tư cách là nguồn bổ sung, góp phần ổn định giá cả. “Bằng cách loại bỏ một số nhu cầu, chúng ta đang buộc giá dầu của Nga phải giảm, và từ đó làm giảm doanh thu của Nga”, Kevin Book, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu năng lượng Clearview Energy Partners, cho biết. “Về lý thuyết, đó là một cách để giảm số tiền Nga kiếm được trên mỗi thùng dầu mà họ bán ra, dù có thể không nhiều. Câu hỏi quan trọng nhất là liệu sẽ có nhiều nước phía bên kia bờ Đại Tây Dương cùng gia tăng áp lực này hay không?”. Dự báo biến động giá dầu Tin tức về lệnh cấm đang đẩy giá xăng ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy, với 1 gallon (tương đương 3,785 lít) có giá trung bình là 4,17 USD hôm 8/3. Một tháng trước, dầu được bán với giá 90 USD/thùng. Giờ đây, giá đã gần chạm ngưỡng 130 USD/thùng. Các nhà phân tích cảnh báo, giá dầu có thể lên tới 160 USD hoặc thậm chí 200 USD/thùng. Xu hướng này có thể khiến giá xăng của Mỹ vượt qua mức 5 USD/gallon, điều mà ông Biden không muốn xảy ra.
Châu Âu chưa sẵn sàng Theo AP, một lệnh cấm đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ “gây đau đớn” đối với châu Âu. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hôm 8/3 đã bảo vệ quyết định miễn trừng phạt các ngành năng lượng của Nga. “Các biện pháp trừng phạt đã được lựa chọn một cách có chủ đích để gây tác lớn đến nền kinh tế Nga, nhưng vẫn để chúng ta, với tư cách là một nền kinh tế và một quốc gia, có thể duy trì chúng trong một thời gian dài”, ông Habeck cho hay. "Những hành vi được xem là không phù hợp hoàn toàn có thể gây tác động ngược". Giới chức châu Âu đang tìm cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu từ Nga, nhưng điều này sẽ mất nhiều thời gian. Để thay thế khí tự nhiên của Nga, châu Âu chủ yếu sẽ phải nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, châu lục này không có đủ đường ống để phân phối LNG từ các cơ sở nhập khẩu ven biển đến những vùng xa xôi hơn của mình. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu và khí đốt từ Mỹ dù có thể khai thác thêm khí tự nhiên, nhưng các cơ sở xuất khẩu của nước này đều đã hoạt động hết công suất. Việc mở rộng các cơ sở như vậy sẽ mất tới nhiều năm và tiêu tốn hàng tỷ USD. >>> Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine hiện nay Việt Anh Hình ảnh xe tăng, xe quân sự Nga bị phá hủy tại UkraineXe tăng, máy bay chiến đấu và các xe quân sự bị cháy rụi của Nga nằm rải rác khắp Ukraine khi quân đội Nga vấp phải sự kháng cự mạnh hơn dự kiến. |