MacArthur được nhà Nhật Bản học Edwin Reischauer đánh giá là “nhà lãnh đạo Mỹ cấp tiến nhất,ậnthuađaunhấtcủatướngMỹinter milan vs bologna và cũng là một trong những người thành công nhất”. Ông ta cũng là người nước ngoài duy nhất được xếp vào danh sách 12 người tạo dựng nước Nhật trong cuốn sách cùng tên của Sakaiya Taichi xuất bản năm 2003 tại Tokyo.
Năm 1950, sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Liên Hợp Quốc thành lập lực lượng liên quân giúp Hàn Quốc, tướng MacArthur được cử làm tổng chỉ huy. Sau khi giành thắng lợi trong trận Pusan, liên quân nhanh chóng đẩy lui quân Triều Tiên và truy đuổi đến tận sông Áp Lục, nằm trên biên giới Triều Tiên - Trung Quốc. Thực hiện “kháng Mỹ viện Triều”, Trung Quốc liền đưa Chí nguyện quân vượt sông Áp Lục và phản công quân Liên Hợp quốc.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Truman- Tổng tư lệnh quân đội Mỹ đã cảnh báo MacArthur không nên khiêu khích Trung Quốc, nhưng ông tự tin Bắc Kinh sẽ không can thiệp, dẫn đến việc chính quân của MacArthur bị bao vây bởi những đơn vị đông đảo của Trung Quốc và buộc phải rút lui qua vĩ tuyến 38.
Trong tình hình đó, MacArthur lại yêu cầu mở rộng chiến tranh sang bên kia sông Áp Lục, triển khai chiến dịch không kích các mục tiêu quân sự tại Trung Quốc, thậm chí ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống khu vực Mãn Châu và từ Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) đến Hoàng Hải, tạo ra vành đai bức xạ hạt nhân trong ít nhất 60 năm để ngăn ngừa các cuộc tấn công.
Lo sợ thái độ quá khích của MacArthur có thể châm ngòi chiến tranh Thế giới thứ ba, ngày 11/4/1951, Tổng thống Truman quyết định cách chức tổng tư lệnh của MacArthur và cử tướng Ridgeway thế chỗ. Một số người nói, trong cuộc đời binh nghiệp, tướng MacArthur chịu thua nhiều trận, trong đó, trận thua đau nhất chính là “trận chiến” với Truman.
Trở về nước Mỹ sau 11 năm ở châu Á, ngày 19/4/1951, MacArthur ra trước Quốc hội Mỹ đọc lời từ biệt dài 11 phút. Trong phát biểu được xem là một trong những diễn văn hay nhất thế giới này, MacArthur đã nói một câu để đời trích dẫn từ một bài ca: “Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ tan vào hư không. Giờ đây, như người lính của bản hùng ca ấy, tôi xin được kết thúc sự nghiệp của mình”.
Douglas MacArthur là người Mỹ duy nhất từng chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn là Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên, là một trong 4 quân nhân Mỹ được phong hàm đại tướng 5 sao (cùng với George Marshal, Dwight Eisenhowwer và Omar Bradley), là người Mỹ duy nhất được Chính phủ Philippines phong hàm thống tướng quân đội nước này.
Ông ta qua đời ngày 5/4/1964 tại bệnh viện quân đội Walter Reed, Washington DC, thọ 84 tuổi. Lễ tang MacArthur được cử hành theo quy chế quốc tang. MacArthur được mai táng tại nhà tưởng niệm Douglas MacArthur ở thành phố Norfolk, bang Virginia. Đây là nhà bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập về cuộc đời binh nghiệp của viên tướng này, và cũng là nơi yên nghỉ của phu nhân Jean Marie Faircloth, một nhà hoạt động xã hội (1898-2000).
Theo một số nhà nghiên cứu, MacArthur là một nhà quản lý giỏi tại Nhật Bản sau khi nước này đầu hàng trong Thế chiến thứ hai. Ngoài ra, MacArthur không có gì nổi bật, cả về mặt quân sự và tính cách. Bên cạnh đó, ông này còn gây rất nhiều tranh cãi khi lợi dụng sự quen biết để yêu cầu Quốc hội Mỹ trao huân chương danh dự cho cuộc phòng thủ vô dụng tại Philippines vào năm 1942.
Nguyên Phong