Để tiếp nối và lan tỏa những giá trị bất hủ về con người và sự nghiệp của danh họa Bùi Xuân Phái,ểnlãmbứctranhvềhoạsĩBùiXuânPhátỷ số trực tuyến 7m cn trong những năm gần đây, họa sĩ Văn Dương Thành - người được xem là "nàng thơ" trong tranh Bùi Xuân Phái - đã tận tâm, tận lực dạy vẽ cho thế hệ học trò từ 10 - 15 tuổi. Một lớp trẻ thơ vẽ Bùi Xuân Phái như cách để ghi nhớ một bậc thầy của hội họa Việt Nam trải dài qua các thế hệ.
Hoạ sĩ Dương Văn Thành bên tác phẩm của mình. |
Thành quả của quá trình dạy dỗ các em nhỏ về tình yêu hội hoạ là triển lãm vừa khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với 100 bức tranh về danh họa nổi tiếng Bùi Xuân Phái của bà và các học trò.
Với 50 bức tranh sơn dầu và sơn mài của hoạ sĩ Văn Dương Thành, người xem sẽ quay về hồi ức hình ảnh một Bùi Xuân Phái với các bạn bè thân thiết, ngôi nhà 87 phố Thuốc Bắc là nơi ông sinh ra, góc phố cổ Hàng Thiếc, Hàng Gà mà ông gắn bó, những Ô Quan Chưởng, Tháp Rùa Hồ Gươm cho đến những góc nhỏ Chợ Gạo, Ngõ Phất Lộc,… Mà ông đã yêu thương và vẽ trong hàng nghìn bức tranh nhỏ.
"Người thầy lớn của chúng tôi trong cuộc đời luôn hiền dịu, vị tha, thể chất mong manh - nhưng trong hội họa ông luôn mạnh mẽ, không khoan nhượng, luôn hướng tới cái đẹp và sứ mệnh cao quý của người nghệ sĩ đối với nghệ thuật và dân tộc. Bởi thế Bùi Xuân Phái chiếm được tình thương yêu và ngưỡng mộ của hàng triệu trái tim", hoạ sĩ Dương Văn Thành chia sẻ.
Bên cạnh các bức tranh của họa sĩ Văn Dương Thành, lần đầu tiên các học trò của bà là những học sinh lứa tuổi 12 đến 15 tuổi cũng tham gia triển lãm.
50 tác phẩm của các em đạt giá trị mỹ thuật sâu sắc, kiến thức hội họa vững vàng và mỗi cây bút thể hiện một cá tính mạnh mẽ. Chân dung danh họa Bùi Xuân Phái được các em thể hiện rất sâu, đẹp, đầy tâm hồn và hình ảnh phố cổ Hà Nội - nơi ông sinh ra được diễn tả sinh động với những mầu sắc khi mạnh mẽ đối lập, khi êm ái dịu dàng.
Trần Khánh Linh bên tác phẩm của mình. |
Trần Khánh Linh - học sinh lớp 10 trường Marie Curie gây ấn tượng tại triển lãm bởi em là vận động viên trượt băng nghệ thuật quốc gia. Em từng 5 lần vô địch giải trượt băng nghệ thuật toàn quốc (từ năm 2015 đến 2019) và từng giành nhiều huy chương tại giải trượt băng nghệ thuật quốc tế tại Campuchia, Australia... nhưng có năng khiếu hội hoạ đáng chú ý.
Trần Khánh Linh chia sẻ, em từng học vẽ của hoạ sĩ Văn Dương Thành nhưng không liên tục bởi phải đi thi đấu cho đội tuyển. Em vừa mới học vẽ lại chỉ vài tháng trước sau 3 năm bỏ bẵng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài tháng, Trần Khánh Linh đã vẽ được 15 bức tranh cả chân dung và những ngôi nhà, góc phố in dấu ấn của danh hoạ Bùi Xuân Phái. 12 bức ảnh đã được giám tuyển Văn Dương Thành chọn để trưng bày trong triển lãm lần này.
Tác phẩm Trần Khánh Linh tâm đắc nhất và cũng là tác phẩm khiến em phải vẽ lâu nhất. |
"Thế hệ chúng em không được gặp hoạ sĩ Bùi Xuân Phái. Cho nên, để vẽ được chân dung về ông, em đã phải tìm đọc rất nhiều tư liệu. Vẽ chân dung là khó nhất, làm sao lột tả được từng chi tiết mắt, môi, miệng, thần thái của Bùi Xuân Phái khiến em trăn trở. Chỉ sai 1mm thôi là cũng ra chân dung một người khác rồi.
Nhưng càng đọc tư liệu về hoạ sĩ tài danh, em càng nhiệt huyết của ông với hội hoạ. Thời đó, mọi thứ còn khó khăn, cuộc sống của ông cũng chẳng khá giả gì nhưng niềm đam mê với hội hoạ không bao giờ nguôi nghỉ trong ông. Khó khăn là thế nhưng tình yêu con người, tình yêu đất nước nói chung và tình yêu dành cho Hà Nội nói riêng của Bùi Xuân Phái truyền cảm hứng cho em", Trần Khánh Linh chia sẻ.
Tác phẩm của Trần Khánh Linh. |
Với Trần Khánh Linh hội họa giúp em có tâm hồn phong phú hơn và được thư giãn sau thời gian học tập và rèn luyện trượt băng nghệ thuật đầy căng thẳng. Được vẽ về danh họa Bùi Xuân Phái là trải nghiệm tuyệt vời, giúp em hiểu hơn về một tài năng hội họa của Việt Nam cũng như thêm trân trọng những nét đẹp văn hoá Hà Nội mà ông gửi gắm trong từng tác phẩm.
Tình Lê
Triển lãm mỹ thuật Kinh Bắc Art sẽ diễn ra từ ngày 11-17/12/2020 tại Nhà triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hà Nội.
(责任编辑:Cúp C2)