Tiền thân đầu tiên của Viện Âm nhạc là Ban Âm nhạc (thuộc Vụ Vǎn học nghệ thuật) được thành lập nǎm 1950. Viện có nhiều tên gọi khác nhau,ếcnôiâmnhạcViệtNamnhậnHuânchươngLaođộngHạngBalầnthứkqbd hang 2 y thay đổi cơ cấu tổ chức trực thuộc: Ban Nghiên cứu Nhạc Vũ, Ban Nghiên cứu Âm nhạc (nằm trong Vụ Nghệ thuật), Viện Âm nhạc (nằm trong khối Âm nhạc và Múa) thuộc Bộ Văn hóa, Ban Nghiên cứu Âm nhạc (nằm trong Viện Nghệ thuật).
Nǎm 1976, Viện Âm nhạc chính thức được tách riêng độc lập với tên gọi Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam.
Điền dã phục dựng hồ sơ Văn hóa di sản phi vật thể của Viện Âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Viện Âm nhạc |
Hiện, Viện Âm nhạc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia, trực thuộc Bộ Vǎn hóa - Thể thao & Du Lịch.
Từ một Viện Nghiên cứu Âm nhạc với hơn 20 cán bộ nǎm 1976, số lượng nhân sự của Viện Âm nhạc ngày càng được bổ sung phát triển cùng với sự mở rộng nhiều hướng hoạt động đa dạng. Đây cũng là “bà đỡ” để nâng tầm các loại hình văn hóa dân gian trở thành Di sản phi vật thể của nhân loại.
Viện hiện đã chuyên môn hóa thành 9 phòng ban với chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể: phòng Sưu tầm – nghiên cứu, phòng Thông tin - xuất bản, phòng Trưng bày nhạc cụ truyền thống Việt Nam, phòng Hệ thống và văn bản hoá tư liệu, phòng Máy công nghệ, phòng Thu thanh, phòng Tư liệu – Thư viện, phòng Hành chính - phòng Quản trị.
Tư liệu thực hiện hồ sơ Văn hóa phi vật thể Dân ca Quan họ Bắc Ninh |
Viện Âm nhạc Việt Nam là cơ quan chuyên môn thực hiện việc sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, truyền bá nền âm nhạc truyền thống trong nước và quốc tế. Với vai trò trung tâm trong công tác sưu tầm vốn âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc, Viện Âm nhạc Việt Nam đã tổ chức rất nhiều cuộc điền dã, sưu tầm âm nhạc dân gian trên khắp các bản làng từ vùng núi phía Bắc xuống châu thổ Bắc Bộ, qua dải đất ven biển miền Trung, lên Tây Nguyên vào tới miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Toàn bộ hệ thống tư liệu quí giá này hiện đang được lưu giữ, bảo quản bằng các phương tiện công nghệ tiên tiến, hiện đại tại Viện Âm nhạc Việt Nam.
Bên cạnh công việc sưu tầm, lưu trữ các tư liệu âm nhạc dân gian và truyền thống Việt Nam, Viện Âm nhạc Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp Bộ và cấp cơ sở. Phần lớn các công trình đã được xuất bản thành sách. Nhiều công trình mang tính nghiên cứu chuyên sâu hay tổng kết đánh giá được đông đảo giới âm nhạc và xã hội quan tâm.
'Bà đỡ' của những Di sản phi vật thể nhân loại
Ngoài chức năng nghiên cứu âm nhạc, Viện Âm nhạc Việt Nam còn là cơ quan nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật… đề nghị UNESCO xét duyệt công nhận các loại hình nhạc dân gian, tín ngưỡng văn hóa… của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên |
Năm 2008, Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.
Trước đó, năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" nhưng mãi đến năm 2008 mới chính thức trở thành di sản văn hóa cần được gìn giữ, bảo vệ và phát huy.
Tiếp đến là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào ngày 15/11/2005. Đến năm 2008, không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Các cán bộ, chuyên gia của Viện Âm nhạc Việt Nam trong một chuyến thực tế. |
Các di sản văn hóa phi vật thể khác như: Dân ca Quan họ; Ca trù; Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Hà Nội; Hát xoan (Phú Thọ); Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh… đã trở thành Di sản văn hóa của Việt Nam và toàn nhân loại.
Song song với các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, xuất bản, Viện Âm nhạc Việt Nam còn thực hiện những hoạt động khoa học mang ý nghĩa xã hội như tổ chức các Hội thảo khoa học, Câu lạc bộ Tác giả - tác phẩm nhằm giới thiệu, truyền bá các thành tựu nghiên cứu và sáng tác âm nhạc.
Nǎm 1999, Viện Âm nhạc Việt Nam đã khai trương “Phòng trưng bày nhạc cụ truyền thống Việt Nam” lưu giữ hơn 150 nhạc cụ thuộc đủ bốn họ: màng rung, tự thân vang, hơi, dây với nhiều chi, nhánh nhạc cụ khác nhau của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, trong đó có cả những hiện vật nhạc cụ từ thời cổ xưa như đàn đá, trống đồng, các nhạc cụ tre nứa…
Hoàn thiện hồ sơ Văn hóa di sản phi vật thể đối với Hát văn hầu đồng. |
Mỗi nhạc cụ đều có vǎn bản giới thiệu, mô tả chi tiết và được minh họa qua các tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân trên bǎng đĩa.
Thực hiện Nghị quyết TW5, Viện Âm nhạc Việt Nam đang tích cực triển khai công tác truyền bá âm nhạc dân gian truyền thống trong đời sống xã hội với việc cho ra đời nhiều chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống các dân tộc trên các sản phẩm công nghệ, giúp người yêu nhạc có cơ hội biết thêm nhiều hơn về nền âm nhạc đa sắc màu của Việt Nam.
Ngày 12/12 tới đây, Viện Âm nhạc Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba lần thứ 2.
Thái Bình
“Chúng ta không thể giữ nguyên tất cả di sản mà không khai thác, phát triển kinh tế hợp lý nhưng nếu phát triển kinh tế mà phá hỏng di sản sẽ có lỗi rất lớn”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam lưu ý.
(责任编辑:Thể thao)