Chúng tôi may mắn được Ban Biên tậpchọn đi dự lớp “Kỹ năng viết phóng sự báo chí” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chứctại TP.HCM. Phóng sự báo chí là thể loại vừa hấp dẫn bạn đọc,àbáophảiluônhọcviếtbáketqua y vừa thể hiện tính“độc quyền” của người viết báo.
Vớiđà phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện nay, chừng mựcnào đó có thể nói rằng “Cái gì có giá, cái đó có thể làm giả” và chúng tôi đượcdịp tham gia phát hiện, phân loại một số phóng sự “giả” thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau từ đề tài gây bức xúc xã hội như HIV/AIDS, tệ nạn mại dâm trá hìnhđến pháp luật, kinh tế... Người ta không chỉ “làm giả” về nội dung mà còn cốtình tạo ra sự hấp dẫn bằng hình ảnh theo kiểu “ảnh chiến trường, ảnh chỉ chụpđược một lần” với bố cục không cân đối, không gian không rõ ràng.
Ngoài sự có mặt kịp thời tại các“điểm nóng”, nhà báo còn phải biết cách tiếp cận để có thông tin đáp ứng nhucầu bạn đọc Đểphát hiện “hàng giả”, cách duy nhất là quay lại bài học cùng các tiêu chuẩn cổđiển của tác phẩm báo chí là “cái tôi” của tác giả, tác phẩm. Nếu tác giả sợsệt, vội vã, nắm bắt vấn đề theo kiểu vội vội, vàng vàng thì nội dung tác phẩmkhông thể nào chắc chắn, rõ ràng bằng tính chân thực vốn có của báo chí. Đây làđiểm khác biệt hoàn toàn giữa báo chí và văn học. Cũng từ đó, cách thể hiện kéodài lê thê trong điều kiện cạnh tranh thông tin mà báo chí hiện đại không chophép.
Mỗingày, yêu cầu bạn đọc đòi hỏi cao hơn không chỉ về chất lượng thông tin mà cònở cách thể hiện, nên được dự các lớp học nghiệp vụ, tôi càng có dịp nhìn nhậnlại chính mình để từ đó tiếp tục rèn luyện, uốn nắn và tìm ra phong cách thểhiện để giữ gìn niềm tin của bạn đọc với tờ báo. Muốn vậy, “Nhà báo phải thườngxuyên học... viết báo!”.
DUY CHÍ