发布时间:2025-01-12 15:32:12 来源:Fabet 作者:Cúp C1
Ứng dụng Bluezone: Từ khuyến khích đến bắt buộc
Bluezone là ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm,ácđịaphươngđưathêmgiảiphápcôngnghệmớiđểtấncôkeo wap nghi nhiễm Covid-19 đã được Bộ Y tế và Bộ TT&TT sớm cho ra mắt ngay từ giai đoạn đầu có dịch, với mục đích góp phần bảo vệ cộng đồng trước đại dịch Covid-19. Tính đến hôm nay 27/5, cả nước đã có hơn 33,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bộ, tỉnh, thành phố đang đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích thậm chí là yêu cầu, bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân cài đặt, sử dụng Bluezone để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Cuối tuần qua, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các cơ quan nhà nước tập trung tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, công chức và người lao động của đơn vị cài đặt, sử dụng Bluezone. UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đến từng nhà phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài ứng dụng. Thông báo đề nghị cài đặt, hướng dẫn cách cài Bluezone được hiển thị trên các kênh Wifi công cộng, bến xe, sân bay, bến cảng, phương tiện vận tải...
Trước đó, ngày 19/5, UBND tỉnh Điện Biên đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, người dân cài đặt và thường xuyên mở ứng dụng Bluezone trên smartphone để khai báo y tế điện tử và cập nhật thông tin, phục vụ truy vết các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.
Trong 1.920 trường hợp F1, F2 được hỗ trợ truy vết qua Bluezone hồi tháng 8, 9/2020, có tới 1.035 trường hợp ở Hải Dương. |
Xếp ở vị trí thứ 5 và 10 trong 63 địa phương về tỷ lệ cài đặt Bluezone trên dân số, hai điểm nóng Bắc Ninh và Bắc Giang đang tiếp tục vận động người dân sử dụng Bluezone để nâng cao hiệu quả truy vết, khoanh vùng dịch.
Lần lượt vào các ngày 26 và 27/5, Sở TT&TT Bắc Ninh, Bắc Giang đã đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT hỗ trợ nhắn tin, phát âm báo nhạc chờ yêu cầu toàn bộ người dân toàn tỉnh cài đặt và sử dụng Bluezone.
Nội dung yêu cầu và hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng Bluezone cũng được hai tỉnh tuyên truyền qua tài khoản Zalo của chính quyền và hệ thống truyền thanh cơ sở.
Chiến lược chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới đã được Chính phủ, Thủ tướng xác định với 3 mũi tấn công gồm xét nghiệm chủ động, công nghệ bắt buộc và vaccine. Trong kết luận cuộc họp sáng ngày 26/5 với hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu: “phải thần tốc hơn nữa trong xét nghiệm chủ động, nhất là những nơi đã được khoanh vùng; sử dụng công nghệ bắt buộc theo quy định, hướng dẫn của Bộ TT&TT; tiếp tục thực hiện tốt chiến lược 5K+vaccine”.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ TT&TT triển khai ngay quy định sử dụng công nghệ bắt buộc tại Bắc Ninh, Bắc Giang và mở rộng ra toàn quốc.
Trả lời VTV ngày 26/5, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, về mặt công nghệ, tấn công là sử dụng bắt buộc một số công nghệ chủ chốt và xử lý dữ liệu tập trung. Trong đó, Bluezone là một ứng dụng được Bộ TT&TT đề xuất bắt buộc sử dụng để chủ động tấn công dịch bệnh.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại Hải Dương, nhờ việc chính quyền đã yêu cầu, vận động được khoảng 40% người dân cài đặt và sử dụng Bluezone từ trước khi đợt dịch thứ hai bùng phát, ứng dụng này đã phát huy tác dụng truy vết, khoanh vùng dịch trong các đợt dịch thứ hai và ba.
Thêm nhiều giải pháp công nghệ mới tham gia chống dịch
Đợt thứ tư dịch Covid-19 đang bùng phát tại Việt Nam, bên cạnh việc triển khai những ứng dụng công nghệ do Bộ TT&TT khuyến nghị, các địa phương tùy theo tình hình thực tế đã triển khai thêm các giải pháp công nghệ phòng chống dịch.
Cụ thể, trong các ngày từ 23 đến 25/5, có thêm 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hòa Bình đưa vào vận hành bản đồ dịch tễ Covid-19 (CovidMaps) cập nhật thông tin về dịch tại địa phương theo thời gian thực. Bản đồ giúp các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cũng như người dân thuận tiện trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình dịch.
Đến nay, cả nước đã có 12 địa phương sử dụng bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 để hỗ trợ phòng chống dịch. |
Đều là những địa phương có nhiều khu công nghiệp, nhà máy hoạt động, từ trung tuần tháng 5/2021, Bắc Giang và Thái Nguyên đã triển khai hệ thống phần mềm phòng, chống, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 theo thời gian thực do Công ty Công nghệ ATALINK tài trợ.
Sử dụng phần mềm này, các doanh nghiệp sẽ khai báo trực tuyến nội dung báo cáo đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại đơn vị mình, qua đó hỗ trợ kịp thời công tác tổng hợp, theo dõi, chỉ đạo chống dịch của tỉnh.
Ngoài ra, trong ngày 25/5, Sở Công Thương Thái Nguyên đã phối hợp với Sở TT&TT tổ chức hội nghị triển khai thí điểm giải pháp kê khai y tế điện tử và định danh cá nhân tại Công ty TDT, doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Được xây dựng nhằm yêu cầu nhân viên trong doanh nghiệp phải khai báo y tế hàng ngày, giải pháp kê khai y tế điện tử theo địa điểm và định danh cá nhân của Công ty phần mềm JDI sử dụng thiết bị nhận diện khuôn mặt (có tích hợp công nghệ đo nhiệt độ) để định danh cá nhân và ghi dấu vị trí nhân viên đã khai báo đi qua. Khi có ca nghi lây nhiễm, doanh nghiệp chỉ cần cách ly một nhóm nhân viên theo làn di chuyển đã quy hoạch, các phân xưởng khác vẫn có thể hoạt động sản xuất bình thường.
Cùng với 2 mũi nhọn xét nghiệm chủ động và vaccine, việc các bộ, tỉnh đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp công nghệ đã và sẽ góp phần để Việt Nam chủ động phòng chống dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thương mới, với tinh thần “kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công. Lấy tấn công là chính, phòng ngự là thường xuyên, cơ bản, quyết định”.
Vân Anh
相关文章
随便看看