Huyện Đảng bộ Dĩ An: Lãnh đạo thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kinh tế so với nghị quyết đề ra_bxh tbna
Tốc độ phát triển công nghiệp nhanh,ệnĐảngbộDĩAnLãnhđạothựchiệnđạtvàvượtnhiềuchỉtiêukinhtếsovớinghịquyếtđềbxh tbna kéo theo nhiều dịch vụ thương mại phát triển. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất giày tại một DN trong KCN Sóng Thần 1Nhìn lại một số chỉ tiêu về kinh tế mà nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Dĩ An lần thứ IX (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đề ra cho thấy đều đạt và vượt sau 5 năm triển khai thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Dĩ An tiếp tục đạt được những thành tựu cao hơn trong những năm tiếp theo.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20%/năm
Huyện Dĩ An hiện có 6 khu và 2 cụm công nghiệp tập trung với diện tích quy hoạch được duyệt 828,64 ha, tính đến nay đã có 5/6 khu công nghiệp (KCN) đạt tỷ lệ lấp kín 100% diện tích, riêng KCN Phú Mỹ tỷ lệ lấp kín đạt 77% (bình quân chung đạt 95,61%), thu hút 193 dự án đầu tư nước ngoài, 194 dự án đầu tư trong nước đăng ký hoạt động với tổng vốn 1.146,7 triệu USD và 4.761,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn huyện còn có 778 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, tăng 147 DN so với 5 năm trước đây, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 162.185 lao động trong và ngoài địa phương.
Những con số trên cho thấy mức độ phát triển công nghiệp trên địa bàn Dĩ An khá lớn. Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (từ 20 - 25%). Ước tính đến cuối năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của Dĩ An đạt 35.776 tỷ đồng, tăng 20.917,2 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm tỷ lệ 140%. Trong đó, khu vực Nhà nước chiếm 0,7%, ngoài Nhà nước chiếm 31,8%, đầu tư nước ngoài chiếm 67,5%.
Cùng với công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tiếp tục được duy trì với các ngành nghề có tính truyền thống như cơ khí gia công, tăm nhang, chế biến gỗ... Để bảo đảm môi trường, huyện Dĩ An cũng đã tiến hành đình chỉ hoạt động và di dời 87 cơ sở sản xuất gạch, ngói thủ công đến địa điểm được quy hoạch, đạt tỷ lệ 100%.
Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh
Bên cạnh công nghiệp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở Dĩ An cũng phát triển nhanh và đa dạng. Toàn huyện hiện có 12.642 cơ sở kinh doanh, tăng 6.565 cơ sở so với năm 2005. Các loại hình thương mại - dịch vụ có giá trị gia tăng cao từng bước hình thành và phát triển như trung tâm thương mại, siêu thị, tín dụng, ngân hàng, viễn thông... Trên địa bàn huyện hiện có 3 trung tâm thương mại, 3 siêu thị, 25 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, 17 chợ hoạt động có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
Công nghiệp phát triển kéo theo các dịch vụ khác phát triển, điển hình là dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp tăng nhanh, phục vụ cho công nhân ở các khu, cụm công nghiệp; dịch vụ vận tải hành khách phát triển nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân, góp phần vận chuyển giao lưu hàng hóa với các địa bàn lân cận. Tổng mức bán buôn, bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đến cuối nhiệm kỳ 2005-2010 đạt 9.367 tỷ đồng, tăng bình quân 36,15%/năm. Nhờ đó, tổng thu ngân sách của huyện đạt 8.086,3 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 30% so với dự toán tỉnh giao và vượt 20% so với nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra.
Hiện nay, huyện Dĩ An cũng đã hoàn thành chương trình xóa điện kế tổng và đang tiến hành xóa điện kế cụm; phát triển 166,5km đường dây trung thế, hạ thế và 492 trạm biến áp, phục vụ tốt nhu cầu điện thắp sáng của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, tỷ lệ hộ dân sử dụng trực tiếp lưới điện quốc gia đạt 99,61%. Huyện cũng đang tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của 216 DN, cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư để có kế hoạch xử lý và buộc di dời đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trước hết là các DN kinh doanh than đá ở xã Bình Thắng, Đài hỏa táng Thuận An ở xã Bình An. Song song đó là rà soát, thiết lập quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất công với 138 vị trí, với tổng diện tích 341.238,5m2. Lũy kế đến nay, toàn huyện đã cấp được 19.913 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, đạt tỷ lệ 94,6%.
Riêng lĩnh vực nông nghiệp, do diện tích ngày càng thu hẹp cùng với tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh, toàn huyện Dĩ An hiện chỉ còn khoảng 780 ha, giảm 217 ha so với đầu nhiệm kỳ (chiếm tỷ lệ 21,76%). Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác thủy lợi nội đồng, phòng chống dịch bệnh và chuyển giao khoa học - kỹ thuật nên giá trị sản xuất nông nghiệp giảm không đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Ước tính đến cuối năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 24,44 tỷ đồng, giảm bình quân 7,5%/năm...
T.ĐỒNG