Tại Việt Nam hiện nay,ớilấybằngngạigìmàkhôngdángiấyLáimớixinthôngcảmlêfcb8 cc khi một người được cấp giấy phép lái xe (GPLX), đương nhiên sẽ được điều khiển phương tiện phù hợp với loại GPLX đó. Khi ra đường, những người lái xe lâu năm và lái mới “bình đẳng” như nhau.
Đối với những người mới biết lái xe, đa số tâm lý chưa ổn định, ít kinh nghiệm xử lý tình huống nên đa phần cảm thấy lúng túng, vụng về, thiếu tự tin khi lái xe ra đường, nhất là tại các thành phố có giao thông phức tạp như Hà Nội và TP. HCM.
Do đó, một số lái mới đã tự trang bị “bùa hộ mệnh” là tờ giấy dán lên xe với nội dung như “Lái mới, xin thông cảm” hoặc “Xe nữ mới lái, xin lỗi đã làm phiền”,… để cảnh báo, đồng thời mong nhận được sự thông cảm, nhường nhịn của những người đi đường.
Nhiều người mới biết lái xe đã dán tờ giấy vào phía sau ô tô để mong nhận được sự chia sẻ, thông cảm. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Chị Ngô Vy Anh (24 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ngay sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm tại một ngân hàng, chị đã được bố mẹ mua cho một chiếc xe ô tô, mục đích chủ yếu là di chuyển trong thành phố.
Thời gian đầu, chị Vy Anh thấy khá “choáng” khi di chuyển bằng ô tô tại đường phố Hà Nội, đặc biệt trong giờ cao điểm khi xe cộ quá đông, các phương tiện đi san sát, nêm chặt vào nhau khiến nhiều lúc tay chân luống cuống, đầu óc căng thẳng. Việc bị các xe khác lấn làn, tạt đầu là chuyện như cơm bữa.
Chiếc xe mới của chị chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều vết xước xát, móp méo do va quệt khi đi đường. Thấy xót ruột và lo cho con, bố của chị Vy Anh đã in một tờ giấy A4 với dòng chữ “Nữ mới lái, xin thông cảm” rồi dán lên kính sau chiếc xe.
“Ban đầu tôi hơi ngại khi trên xe lại dán tờ giấy ấy, nhưng thực sự sau đó tôi đã lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều. Việc bị xe khác chèn ép, tạt đầu đã giảm hẳn. Tờ giấy như tấm ‘bùa hộ mệnh’ của tôi vậy. Sau đó khoảng 6 tháng khi đã tự tin vào tay lái của mình tôi mới bóc tờ giấy đó ra”, chị Vy Anh nói.
Chia sẻ về câu chuyện này, anh Đỗ Thành Nam (34 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, khi ra đường thấy chiếc xe nào có dòng chữ kiểu như “Lái mới, xin thông cảm”, anh thường có xu hướng nhường đường và giữ khoảng cách xa hơn thường lệ một chút. Đó cũng là cách để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Anh Nam đánh giá: “Việc lái xe chủ động dán giấy lên xe như vậy có tác dụng rất tốt, không chỉ giúp chiếc xe được “ưu ái" hơn đôi chút mà quan trọng hơn, những lái mới đó ra đường với một tâm thế rất cầu thị, từ đó sẽ sớm tích luỹ được nhiều kinh nghiệm lái xe an toàn hơn”.
Những người mới lấy GPLX tại Nhật Bản được phát phù hiệu theo mẫu chung để các phương tiện khác dễ dàng nhận biết. (Ảnh: Độc giả Vũ Quang Luân) |
Việc dán giấy lên xe có tác dụng là vậy nhưng anh Nam cho rằng, đối với đa số nam giới thường có độ “sĩ diện” cao, do vậy có rất ít tài xế mới cầm vô lăng chịu “công khai” với tất cả mọi người biết mình là lái mới, lái non.
Bản thân anh Nam cũng thừa nhận, khi mới biết lái xe và mua ô tô, anh cũng đã từng có ý định dán giấy “Lái mới, xin thông cảm” lên xe nhưng lại thôi vì ngại với bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp.
Có thể nói, lái xe là quá trình lâu dài, thường xuyên. Trước khi ''cứng tay lái", ai cũng phải trải qua những ngày tháng mới mẻ, bỡ ngỡ. Dấu hiệu giúp nhận biết được ''lái mới" là điều cần thiết giúp mọi người tạo điều kiện, cùng tích luỹ kinh nghiệm và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về việc dán giấy “Lái mới” trên xe? Hãy để lại bình luận hoặc chia sẻ bài viết của mình về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.