Luật sư tư vấn: Theửphạtkhixâynhàkiêncốtrênđấtnôngnghiệlịch eplo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai năm 2013 về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: “Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Việc gia đình nhà hàng xóm bạn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích là vi pham pháp luật.Về nguyên tắc các loại đất nông nghiệp thì sẽ không được xây dựng nhà ở, công trình kiên cố nên trong trường hợp này Uỷ ban nhân dân xã ra sẽ quyết định xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Nếu như gia đình đó cố tình tiếp tục thực việc xây dưng trái phép mặc dù đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình hoặc bị thu hồi đất. Ngoài ra có thể bị xử lý theo điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: "Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng 7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng;" Trong trường hợp này, nếu như gia đình hàng xóm bạn vẫn muốn tiếp tục xây dựng nhà ở trên diện tích đất nông nghiệp này thì phải thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Tôi từng mua một ngôi nhà được xây trên đất nông nghiệp nên không có sổ đỏ, chỉ có giấy viết tay. Nay tôi bán nhà này cho một người khác và cũng chỉ viết giấy viết tay thì có được không, hay buộc phải đi công chứng giấy tờ?Ảnh minh họa Khó khăn khi mua bán đất nông nghiệp chỉ có giấy viết tay