Q&A:Món ăn màu đỏ nhiều người Việt mê có giúp bổ máu?_nha cai 88
Nhiều người Việt quan niệm tiết canh là món ăn "vừa mát vừa bổ",ónănmàuđỏnhiềungườiViệtmêcógiúpbổmánha cai 88 thậm chí thường ăn vào dịp đầu tháng, đầu năm vì cho rằng "đỏ đem lại may mắn"; người mắc bệnh về máu, thiếu máu thì nên ăn nhiều món này vì "ăn gì bổ nấy".
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó Trưởng khoa Điều trị hoá chất, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chia sẻ tiết canh chứa nhiều sắt - thành phần rất quan trọng để tạo máu.
"Tiết canh có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu trong trường hợp nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt", bác sĩ Nhật cho biết ngày 17/9.
Tuy nhiên, thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, thiếu sắt chỉ là một trong những số đó. Việc bổ sung sắt cần theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ Nhật đưa ra lời khuyên, trước khi quyết định uống thuốc sắt hay sử dụng thực phẩm nhằm bổ sung sắt, người dân nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.
Một số trường hợp thiếu máu nhưng lại thừa sắt, điển hình là thiếu máu do bệnh tan máu bẩm sinh - thalassemia, uống thuốc sắt hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều sắt sẽ làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn. Do đó, không phải ai ăn tiết canh cũng tốt.
Bác sĩ cũng lưu ý vấn đề quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua, đó là tiết canh hay những món ăn chưa được nấu chín luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Không ít cơ sở y tế gần đây đã cảnh báo rủi ro nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, đồ tái, sống. Nhiều bệnh nhân đến viện khi đã nổi nhiều ban xuất huyết, da tím đen toàn thân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong với nhóm bệnh nhân này rất cao.
Người bệnh thiếu máu, thiếu sắt nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh thiếu máu thiếu sắt cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục.
Chia sẻ về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh, Thạc sĩ Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, khuyến cáo bệnh nhân tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm cung cấp protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.
Trong đó, nhóm protein động vật nên lựa chọn:
- Nhóm thịt: Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, gan, tiết, thịt lợn, thịt gà tây… Nên sử dụng 45 - 60g protein/ngày tương đương 200-300g thịt/ngày.
- Thủy hải sản: Cá thu, cá hồi, nhóm nhuyễn thể có vỏ: hàu, sò, ốc… đảm bảo ăn 2 - 3 bữa thủy hải sản/tuần.
- Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, lipid, glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 - 3 quả trứng.
Đối với nhóm protein thực vật, người thiếu sắt nên sử dụng:
- Nhóm rau lá màu xanh đậm: Họ cải như rau cải chân vịt (cải bó xôi), cải xoong, súp lơ xanh… Một ngày nên sử dụng từ 300 - 400g (tương đương với 1 bát con rau/bữa).
- Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt: đậu Hà Lan, đậu tương, lạc, hạt điều, hạnh nhân…
- Các loại quả chín, quả mọng: cherry, dâu tây, nho, việt quất, lựu… Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày.
"Người bị thiếu sắt nên hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt; việc bổ sung sắt hoặc đa vi chất dinh dưỡng cần theo chỉ định của bác sĩ", Thạc sĩ Dung cho hay.
Loại trà có thể ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đườngTrà ô long kết hợp những lợi ích của trà đen và trà xanh, giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm.