Đề xuất nêu trên được ông Nguyễn Trung Chính,ủtịchCMCCầncócácchínhsáchkhuyếnkhíchngườiViệtNamdùngsảnphẩsố liệu thống kê về cagliari gặp napoli Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn công nghệ CMC đưa ra trong tọa đàm tại hội thảo định hướng chính sách chương trình phát triển công nghiệp ICT giai đoạn 2021 – 2030 chủ đề “Phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)” do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì hôm 19/12 tại Hà Nội. Đây là hội thảo dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khu vực miền Bắc, nằm trong chuỗi hội thảo được Bộ TT&TT tổ chức toàn quốc nhằm lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc CMCN 4.0”.
Thực hiện mạnh mẽ hơn chiến dịch “Make in Vietnam” Đánh giá vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy công nghiệp CNTT Việt Nam đến năm 2030, ông Nguyễn Trung Chính nhận định, nhìn vào bức tranh tổng thể, có thể thấy môi trường, chính sách ngày một thuận lợi, tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ phát triển. “Tuy nhiên, để thực hiện mạnh mẽ hơn chiến dịch “Make in Vietnam”, Chính phủ nên khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đóng góp xây dựng quốc gia số, qua việc thúc đẩy phát triển các công nghệ và giải pháp số có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu bằng việc đẩy mạnh các dịch vụ số ra nước ngoài”, ông Chính kiến nghị. Cùng với đó, Nhà nước cũng nên xây dựng các chính sách để hỗ trợ phát triển thị trường CNTT trong nước, đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT được tạo ra trong nước, người Việt Nam sử dụng sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”. Chính phủ nên tạo hành lang pháp lý để hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến mô hình Chính quyền điện tử. Xây dựng các chính sách ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước, có thương hiệu Việt Nam trong các công trình, hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước. Góp ý trực tiếp cho dự thảo “Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn 2030, hướng tới cuộc CMCN 4.0”, đối với mục tiêu chung giai đoạn đến 2025, ông Chính bày tỏ sự băn khoăn, mục tiêu “Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nội địa hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước” được đưa ra trong dự thảo Chương trình nếu so với mục tiêu CNTT trở thành ngành kinh tế chủ đạo thì mục tiêu tăng trưởng này có thấp không? Về mục tiêu xuất khẩu “Đến 2025 Việt Nam nằm trong Top 1 các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam (đạt 120 tỷ USD)”, theo ông Chính, nên hoạch định chỉ tiêu sản xuất và lao động không bao gồm các doanh nghiệp FDI; nếu tính giá trị sản phẩm của doanh nghiệp FDI, chỉ bao gồm sản phẩm do các doanh nghiệp nội địa cung cấp. Với mục tiêu công nghệ, sản phẩm dịch vụ tới 2025 “Nghiên cứu, sản xuất đáp ứng 100% nhu cầu trong nước và xuất khẩu các thiết bị viễn thông đầu cuối và hạ tầng mạng viễn thông thế hệ mới phù hợp xu hướng phát triển công nghệ”, người đứng đầu CMC cho rằng đây có vẻ là một mục tiêu quá thách thức. Trong khi đó, theo ông, mục tiêu nhân lực “Hỗ trợ đào tạo cho 2.000 lượt cán bộ quản lý, kỹ thuật của các doanh nghiệp” được nêu ra tại dự thảo lại quá sơ sài và thấp để chuyển dịch nguồn lực kỹ thuật cao quy mô cả nước. Đối với giai đoạn đến năm 2030, bình luận về mục tiêu xuất khẩu đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 được đề ra tại dự thảo Chương trình, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính nêu quan điểm: “Với mục tiêu 120 tỷ USD vào 2025, mục tiêu 2030 có tốc độ tăng trưởng so với 2025 quá thấp. Ngoài ra mục tiêu xuất khẩu nên tách riêng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI”. Nói về một nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình mà Bộ TT&TT nêu ra trong dự thảo “Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh”, ông Chính cho rằng không thể tạo lập thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ tự đi khai phá thị trường mới. Tạo điều kiện xây dựng Việt Nam thành “Digital Hub” của APAC Cũng trong trao đổi tại phiên tọa đàm, Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính cho biết, CMC muốn đẩy mạnh sản xuất một số thiết bị CNTT như máy tính, thiết bị an ninh bảo mật, thiết bị IoT Gateway, VA (Video Analytic box ứng dụng trí tuệ nhân tạo) do Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ của CMC hợp tác cùng đối tác sản xuất, tiến tới từng bước thay thế cho đến thay thế hoàn toàn các thiết bị và sản phẩm của nước ngoài trong lĩnh vực an toàn bảo mật thông tin và an ninh mạng.
Để phát triển các sản phẩm CNTT “Make in Vietnam”, người đứng đầu CMC kiến nghị, cần thúc đẩy việc thực hiện các quy định trong Thông tư, Nghị định của Chính phủ về việc đầu tư đảm bảo an ninh, an toàn thông tin ở các đơn vị hành chính, tổng công ty vốn nhà nước (Chỉ thị 14/CT-TTg), hạn chế sử dụng các sản phẩm và thiết bị của nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, an toàn thông tin, đặc biệt là trong khu vực an ninh quốc phòng và trong các mạng dùng riêng và hệ thống của Chính phủ. Bên cạnh AI, VR, AR, Big Data, Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC đề xuất Chính phủ tạo điều kiện hỗ trợ thêm: các nghiên cứu với các công nghệ đón đầu như 5G, Blockchain, Tính toán lượng tử...; xây dựng hạ tầng dữ liệu số quốc gia dựa trên các cơ sở dữ liệu quốc gia, có chính sách để khai thác và chia sẻ hạ tầng số này. Đồng thời, cần triệt để áp dụng chữ ký số và định danh điện tử trong các giao dịch điện tử trong Chính phủ điện tử, từng bước hạn chế tối đa sử dụng chữ ký tay và con dấu truyền thống trong các giao dịch hành chính và hành chính công. Hướng tới 100% sản phẩm và thiết bị sử dụng trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin sử dụng các sản phẩm sản xuất và phát triển trong nước thay thế cho sản phẩm của nước ngoài. Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện xây dựng Việt Nam thành “Digital Hub” khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Theo ông, trong lộ trình xây dựng quốc gia số, phải có hạ tầng số thì mới xây dựng được chính phủ số và kinh tế số, trong đó các thành phần xây dựng hạ tầng số gồm thiết bị kết nối, dữ liệu và ứng dụng, hạ tầng pháp lý và hạ tầng nhân lực. “Chính phủ nên khuyến khích phát triển nhanh và bền vững trong xây dựng hạ tầng số, cụ thể là nền tảng hạ tầng điện toán đám mây, xây dựng trung tâm dữ liệu, hạ tầng viễn thông, thành phố thông minh (Smart City) tại nhiều vùng trên cả nước”, ông Chính nói. Đại diện CMC cũng thông tin, tập đoàn công nghệ này đang đặt ra mục tiêu xây dựng hệ sinh thái công nghệ, đưa Việt Nam thành “Digital Hub” – nơi trung chuyển, kết nối dữ liệu và hạ tầng viễn thông của APAC. CMC đã và đang xúc tiến quyết liệt các chương trình hành động sau cho dự án “Digital Hub”, cụ thể như: xây dựng các Data Center trung lập với kết nối cao, quy mô lớn tại TP.HCM; đầu tư xây dựng tuyến cáp trục xuyên Việt CVCS, là tuyến cáp Việt Nam duy nhất kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á – A Grid, phát triển xây dựng hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N cho doanh nghiệp và tổ chức. “Chúng tôi đề xuất Chính phủ tạo điều kiện để các công ty công nghệ như CMC có thể thực hiện dự án lớn lao này, xây dựng và cho phép cơ chế kết nối mở để các doanh nghiệp công nghệ cùng chung tay thực hiện dự án”, ông Chính kiến nghị. M.T. |