Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của Nhật Bản và Trung Quốc giành thắng lợi lớn trên sàn chứng khoán châu Á năm nay,áchãngcôngnghệkémtiếngtỏasángtrênTTCKchâuÁnăkết quả giải hàn quốc khi tăng gấp đôi định giá so với năm trước, trong bối cảnh nhu cầu sản xuất công nghệ cao tăng mạnh. Sau 1 năm bùng nổ với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty kỹ thuật số trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thị trường chứng khoán châu Á năm 2021 đón nhận những tin không vui khi các cổ phiếu quan trọng tại Trung Quốc bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng. Nhưng nhu cầu chip tăng cao trên thế giới đã trở thành cơ hội với một số công ty ít tên tuổi hơn, trong đó có cả các công ty tài chính và hậu cần đang dần hồi phục sau đại dịch. Dựa trên dữ liệu QUICK-FactSet (tới ngày 21/12), có tới 50% trong khoảng 600 công ty vốn hoá 10 tỷ USD tại thời điểm cuối năm 2020, đã bị thổi bay giá trị trong năm 2021. 50% công ty còn lại ghi nhận giá trị định giá tăng lên. Nằm trong nhóm chiến thắng, có công ty Lasertec của Nhật Bản với mức tăng vốn hoá 162%, đạt 26 tỷ USD. Lasertec là công ty thị trường ngách lĩnh vực bán dẫn, chuyên sản xuất thiết bị kiểm tra photomask (linh kiện sử dụng trong sản xuất mạch tích hợp), vốn được dùng để tạo mẫu mạch trên tấm silicon. Naura Technology Group, nhà sản xuất thiết bị vi xử lý lớn nhất Trung Quốc, tăng 103% giá trị vốn hoá, cán mốc 28 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận ròng công ty đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Nhìn chung, chứng khoán châu Á năm nay kém hiệu quả so với chứng khoán toàn cầu. Chỉ số vốn hoá thị trường MSCI châu Á giảm 1% so với năm 2020, trong khi MSCI thế giới tăng 17%. “Việc thắt chặt các quy định vĩ mô và vi mô đã gây ra khó khăn đáng kể đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường tại Trung Quốc kém hiệu quả trong năm 2021”, Chetan Seth, nhà đầu tư chiến lược tại Nomura, Singapore, đề cập tới việc Bắc Kinh kiềm chế lĩnh vực bất động sản cũng như các lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử và công nghệ tài chính. Do đó, các doanh nghiệp giáo dục Trung Quốc là những người thua lỗ lớn nhất trong năm. Định giá thị trường của các công ty gia sư Gaotu Techedu và TAL Education Group lần lượt giảm tới 96% và 94%. Hàng chục nghìn giáo viên đã bị sa thải sau khi các công ty phải chuyển thành các tổ chức phi lợi nhuận theo chính sách “cắt giảm kép” của chính phủ để giảm tải cho học sinh cũng như gánh nặng tài chính với phụ huynh. Các doanh nghiệp công nghệ nổi bật của Trung Quốc, Alibaba và Tencent, “bay” ra khỏi top 10 công ty vốn hoá lớn nhất toàn cầu, với mức định giá lần lượt giảm 51% và 22%. Những công ty này chịu tác động chủ yếu từ việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh chống độc quyền và bảo mật dữ liệu, chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung leo thang. Theo Dan Wang, Gavekal Research, các quy định chặt chẽ hơn là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tập trung vào công nghệ cứng (như công nghệ bán dẫn) hơn là tiêu dùng Internet. Người thắng lớn nhất năm 2021 là China Telecom, một trong ba nhà mạng quốc doanh Trung Quốc, khi vốn hoá tăng kỷ lục 162%. Tuy nhiên, bước nhảy vọt về giá trị của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 8 với sự hậu thuẫn của nhà nước. Động thái này diễn ra sau khi China Telecom huỷ niêm yết tại sàn New York. Việc niêm yết tại Đại lục được cho là không giống như niêm yết trên các thị trường khác, khi cơ chế định giá trong nước có sự khác biệt ngay cả đối với cùng một công ty được giao dịch tại nơi khác, ví dụ như ở Hong Kong. Vì vậy, rất khó xác định việc vốn hoá của China Telecom tăng mạnh có phản ánh sự thay đổi cơ bản về giá trị công ty hay không. Với các cổ phiếu kỹ thuật số ngoài Trung Quốc, tập đoàn thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến Singapore, ghi nhận tăng trưởng 24%, thấp hơn nhiều so với năm 2020. Công ty Kakao của Hàn Quốc tăng 48%, cho thấy dịch vụ kỹ thuật số vẫn được hi vọng sẽ tăng trưởng khi đại dịch đã thay đổi lối sống người dân. Trong tương lai, các nhà sản xuất bán dẫn và thiết bị sẽ tiếp tục được hưởng lợi khi nhu cầu sử dụng vi xử lý trong máy chủ tăng cao, phản ánh sự đầu tư mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon, Microsoft và Google. “Nhu cầu đối với các vi xử lý hiệu năng cao sử dụng trong các trung tâm dữ liệu sẽ tăng mạnh”, Hirashi Moriyama, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, dự báo năm tới sẽ là năm bận rộn với các hãng đúc chip như TSMC, hiện là công ty vốn hoá lớn nhất tại châu Á. Seth của Nomura cho biết, mặc dù chính sách “diều hâu” của Cục dự trữ liên bang Mỹ và tình hình biến thể Omicron có thể sẽ tạo ra các biến động trong quý đầu tiên năm tới, nhưng triển vọng đối với chứng khoán châu Á trong năm 2022 là “tích cực”. Đối với Trung Quốc, chuyên gia của Nomura nhận định rằng chính sách tài khoá và tiền tệ của nước này đang mang tính hỗ trợ hơn khi chính phủ tập trung hỗ trợ tăng trưởng. “Điều này là trợ lực đối với chứng khoán Trung Quốc, thị trường lớn nhất khu vực, từ đó tác động tích cực tới châu Á nói chung”. Vinh Ngô (Theo Nikkei Asia) Danh sách các công ty vốn hoá lớn nhất thế giới chứng kiến sự thống trị của các công ty công nghệ Mỹ và vắng bóng đại diện từ Trung Quốc. 10 công ty vốn hoá lớn nhất thế giới: Vắng bóng Trung Quốc