- “Học sinh học lớp 9 trên địa bàn TP.HCM không phân biệt có hoặc chưa có hộ khẩu đều được dự thi vào lớp 10 các trường TPHT công lập” ông Nguyễn Tiến Đạt,ônghộkhẩuvẫnđượcthivàolớpởkq cup quoc gia y phó giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM cho biết.
Thưa ông, trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, TP.HCM có tuyển sinh học sinh chưa có hộ khẩu nằm trong độ tuổi quy định?
Trung bình, mỗi năm TP.HCM tăng khoảng 70.000 học sinh, con số này tạo áp lực rất lớn cho thành phố. |
Theo quy định của TP.HCM, trong 10 năm trở lại đây. tất cả các học sinh học lớp 9 tại thành phố, không phân biệt có hoặc chưa có hộ khẩu đều được đăng kí thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập.
Những học sinh từ các địa phương khác vào muốn chuyển vào học các trường công lập trong thành phố thì bắt buộc trước đó các em phải đỗ vào trường công lập ở địa phương và có tạm trú dài hạn (KT3)ở TP.HCM.
Riêng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là trường chuyên, tất cả học sinh ở các tỉnh từ khu vực Nam Trung bộ đến khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu đủ điều kiện đều được đăng kí dự thi.
Hiện nay, nhiều địa phương bắt buộc học sinh phải có hộ khẩu mới được dự thi vào học trường công lập. Ông có thể lý giải vì sao TP.HCM lại có chính sách này?
Mỗi địa phương đều phải chịu áp lực về việc đáp ứng nhu cầu giáo dục của người dân và có những quan điểm riêng.
Đối với TP.HCM số lượng dân số tại chỗ không nhiều, ngược lại. dân nhập cư tương đối lớn.
Chúng tôi dựa trên quan điểm mọi công dân người Việt Nam đều có quyền học tập và có cơ hội học tập như nhau; hơn nữa, cần xét ở khía cạnh chính những người nhập cư có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của thành phố nên thành phố luôn tạo điều kiện cho các em.
Ông có thể cho biết số lượng học sinh không có hộ khẩu ở thành phố đăng kí dự thi vào các trường công lập chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Số lượng này chiếm khoảng từ 10% đến 15% ở tất cả các bậc từ tiểu học đến trung học phổ thông. Ngoài ra, có khoảng từ 20% đến 25% lượng học sinh không có hộ khẩu đăng kí thi vào các trường ngoài công lập trong thành phố.
Với chính sách này, TP.HCM phải chuẩn bị các điều kiện giáo dục như thế nào để đáp ứng được yêu cầu học tập cho các em?
Trung bình, mỗi năm TP.HCM tăng khoảng 70.000 học sinh, con số này tạo áp lực rất lớn cho thành phố.
Ngoài ra lượng học sinh từ các tỉnh chuyển đến luôn tăng, thường bằng số học sinh một trường phổ thông.
Trong 10 năm trở lại đây, thành phố đã cho xây thêm 30 trường THPT công lập.
Số lượng trường tăng này đảm bảo đủ điều kiện cho các học sinh học tập.
Ngoài ra thành phố có một hệ thống các trung tâm GDTX, TCCN đủ để phân luồng học sinh.
Đội ngũ giáo viên khối THPT luôn dồi dào, thành phố luôn có các đợt tuyển những người có hộ khẩu trong thành phố vào giảng dạy tại các trường công.
Ông có e ngại rằng với chính sách này, thành phố sẽ phải gánh một lượng học sinh rất lớn ở các tỉnh lân cận sẽ đổ dồn về?
Chỉ học sinh học lớp 9 tại TP.HCM mới được dự thi vào các trường công nên không có chuyện học sinh học lớp 9 ở các địa phương khác được dự thi.
Hơn nữa, việc chuyển vào trường công đã có quy định riêng như trên nên cũng hạn chế được.
Được biết, hiện nay TP.HCM cũng có chính sách riêng nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh các tỉnh thành khác theo diện bố mẹ chuyển công tác về TP.HCM. Ông có thể lý giải cụ thể về chính sách này?
Theo quy định của TP.HCM, nếu bố, mẹ chuyển công tác về TP.HCM theo hệ nhà nước (tức là làm việc trong các cơ quan nhà nước, các công ty nhà nước) không cần hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn (KT3) con cái của họ đều được đi theo bố mẹ chuyển về thành phố học.
Tuy nhiên, để được chuyển vào học trường công lập, những học sinh này trước đó đã đỗ vào trường công nơi đã học và ngược lại. Nếu trước đó các em học ở trường ngoài công lập thì bắt buộc các em chuyển phải vào trường ngoài công lập.
Riêng những trường hợp trước đây học ở trường tư nhưng bố mẹ các em chuyển đến khu vực không có trường tư như huyện Củ Chi, Cần Giờ thì sẽ được chuyển vào học trường công lập ở những khu vực này.
Cảm ơn ông!