Hội nhập giáo dục nghề nghiệp đã được chuẩn bị công phu, lâu dài_kết quả bóng đá aff hôm nay
Ông Vũ Xuân Hùng,ộinhậpgiáodụcnghềnghiệpđãđượcchuẩnbịcôngphulâudàkết quả bóng đá aff hôm nay Vụ trưởng Vụ Đào tạo Chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết như vậy trong cuộc toạ đàm trực tuyến "Giáo dục nghề nghiệp: Đổi mới để hội nhập" do VietNamNet phối hợp tổ chức sáng 9/8.
XEM CLIP BUỔI TOẠ ĐÀM:
2.
Chúng ta đã tiếp cận tiêu chuẩn khu vực và thế giới
Nhà báo Phạm Huyền: Câu hỏi đầu tiên xin dành cho doanh nghiệp. Thưa bà Hoa, là doanh nghiệp sử dụng lao động, bà nhìn nhận như thế nào về chất lượng lao động đã qua đào tạo hiện nay?
Bà Nguyễn Lê Hoa (Giám đốc nhân sự công ty Việt Chuẩn): Theo tôi, chất lượng đào tạo hiện nay về cơ bản đã có sự chuyển biến tích cực. Thứ nhất, các bạn đã biết được khả năng của chính mình sau khi trải qua các cấp độ đào tạo.
Chúng ta hay nhắc đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhưng bây giờ các bạn đã nắm bắt được năng lực của mình đến đâu, đã hướng tới kỹ năng của mình, học đúng chuyên ngành mà mình có thể phát huy. Về chất lượng đào tạo thì các bạn đã đáp ứng được phần kiến thức cơ bản, thứ 2 là hiểu được tinh thần làm việc, thứ 3 là biết tự chủ.
Nhà báo Phạm Huyền: Xin hỏi ông Đồng Văn Ngọc, ông có nhận xét gì về chất lượng đào tạo nghề của chúng ta hiện nay và những điểm mấu chốt để đáp ứng được nhu cầu đổi mới về GDNN để đáp ứng hội nhập?
Ông Đồng Văn Ngọc (Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội): Tôi nhận thấy chúng ta phải tự đặt ra và trả lời câu hỏi: Tại sao phải đổi mới?
Theo tôi, đổi mới là một quy luật khách quan, không đổi mới không thể phát triển. Thứ 2, diễn biến gần đây của cuộc CMCN 4.0 đã tác động rất sâu, rộng trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực liên quan đến công nghệ, đến đào tạo. Thứ 3, chúng ta đang phải gồng mình chống đỡ đại dịch Covid-19.
Câu hỏi tiếp theo là đổi mới để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản là để phát triển. Nhưng cơ bản, cụ thể hơn đổi mới để đáp ứng hội nhập trong nền kinh tế Việt Nam vừa gia nhập hiệp định mới là EVFTA ký với EU. Tác động của nó là các doanh nghiệp sẽ thay đổi về mặt công nghệ, khi đó họ sẽ có nhu cầu sử dụng nhân lực thay đổi, đặc biệt hướng đến công nghệ cao.
Các doanh nghiệp lớn đang ứng dụng những công nghệ mới, công nghệ trong lĩnh vực 4.0, thì rõ ràng nhân lực của ta phải thay đổi.
Từ trái qua phải: Ông Đồng Văn Ngọc, nhà báo Phạm Huyền, ông Vũ Xuân Hùng và bà Nguyễn Lê Hoa. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhà báo Phạm Huyền: Có thể thấy thay đổi là nhu cầu khách quan, bắt buộc. Vậy trên thực tế trong thời gian vừa qua chất lượng GDNN ở Việt Nam hiện nay đã thực sự đáp ứng được nhu cầu hội nhập hay chưa, thưa ông Hùng?
Ông Vũ Xuân Hùng: Tôi rất mừng khi nghe đại diện doanh nghiệp nói rằng chất lượng đào tạo đã được cải thiện. Và doanh nghiệp phản ánh như vậy tức là sự hội nhập của chúng ta bắt đầu có, đã phần nào đáp ứng rồi đấy.
Hội nhập GDNN là một quá trình lâu dài, đã được chuẩn bị khá công phu và có lộ trình, chứ không phải đến nay mới bàn. Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014 đã phản ánh rất nhiều tiêu chuẩn mà GDNN của chúng ta phải tiếp cận được với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sau đó năm 2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1982 quy định về Khung trình độ Quốc gia của Việt Nam, trong đó có 8 bậc giáo dục đào tạo thì GDNN có 5 bậc. Khung này đã tham chiếu khung trình độ của ASEAN và châu Âu.
Điều này cho thấy hệ thống chúng ta đã tiếp cận về chuẩn đào tạo của các nước trong khu vực và thế giới; tạo thuận lợi cho việc công nhận trình độ lẫn nhau khi các nước dịch chuyển lao động, di chuyển thể nhân.
Thứ 2, về mặt mạng lưới các cơ sở GDNN chúng ta cũng tiếp cận được các tiêu chuẩn khu vực và thế giới, mà như trường của thầy Ngọc là một minh chứng.
Hiện cả nước có 1.909 cơ sở GDNN, trong đó có 399 trường cao đẳng, 458 trường trung cấp và 1.052 các trung tâm GDNN. Riêng về trường chất lượng cao thì cũng khá lớn. Gần đây nhất, Quyết định 1363 của Thủ tướng Chính phủ năm 2019 có đặt mục tiêu đến 2020 có 40 trường chất lượng cao, đến 2025 có 70, đủ năng lực đào tạo một số ngành nghề được các nước trong ASEAN và quốc tế công nhận.
Đến nay, rất nhiều chỉ tiêu đã đạt được. Chẳng hạn, đã có 25 trường đủ năng lực được phía Úc công nhận để đào tạo 12 nghề theo chuẩn của Úc và đã đào tạo hoàn thành rồi. Một chương trình đào tạo kéo dài 2 năm, 2 năm rưỡi đã hoàn thành. Gần đây nhất tiếp tục có 45 trường nữa đủ năng lực và được phía Đức công nhận đủ tiêu chuẩn để đào tạo 22 nghề.
Thứ 3 là về các điều kiện đảm bảo chất lượng gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Đến năm 2020, chúng tôi đã ban hành được 600 chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng cho 300 ngành nghề phổ biến, quan trọng, trọng điểm, nghề nặng nhọc, nguy hiểm.
Các chuẩn đầu ra này khi xây dựng đã tiếp cận các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, về kiến thức, kỹ năng, thái độ trách nhiệm… Các kỹ năng của CMCN 4.0, ví dụ tin học, ngoại ngữ, các kỹ năng mềm khác… đã được đưa vào. Chuẩn đầu ra đã được Bộ LĐ-TBXH ban hành, các trường căn cứ để xây dựng chương trình.
Thứ 4 là đội ngũ nhà giáo trong những năm gần đây rất được Nhà nước quan tâm.
Tôi chỉ nói trong riêng chương trình chuyển giao 34 nghề từ quốc tế về đã có gần 400 nhà giáo được đào tạo tại nước ngoài.
Thứ 5, chúng ta tham dự các cuộc thi Tay nghề ASEAN và thế giới. Năm 1998, Tổng cục GDNN được tái lập. Chỉ 3 năm sau chúng ta đã tham dự cuộc thi Tay nghề ASEAN lần đầu tiên và giành giải Tư. Tính đến nay, Việt Nam đã tham dự 10 kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN, giành được 3 giải Nhất toàn đoàn, 2 giải Nhì, 2 giải Ba. Xếp trong bảng xếp hạng trong các kỳ thi ASEAN thì chúng ta nằm trong khoảng thứ 3 trong các nước của khu vực.
Với kỳ thi Tay nghề thế giới chúng ta đã tham dự 3 lần, gần đây nhất là tại Nga năm 2019 thì đã giành được huy chương Bạc và 8 chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, xếp hạng toàn đoàn đứng thứ 25/63 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Một điểm nữa tôi muốn nói thêm là trong thời gian qua Chính phủ đã có quyết định rất sáng suốt là tổ chức chuyển giao các chương trình đào tạo nước ngoài về Việt Nam đào tạo. 34 bộ chương trình của Úc và Đức đã được chuyển giao và đã đào tạo thí điểm thành công 12 nghề từ Úc, hiện nay đang tổ chức đào tạo thí điểm cho 22 nghề chuyển giao từ Đức.
Đó là cách chúng ta tiếp cận nhanh nhất với các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực. Người học xong chương trình này được cấp 2 bằng, 1 của Việt Nam và 1 của Úc hoặc của Đức để không chỉ có thể tham gia thị trường lao động Việt Nam mà còn của khu vực, quốc tế, vì họ đều giỏi tiếng Anh. Những học viên trong chương trình thí điểm của Úc vừa rồi hoặc làm việc tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam thì ít nhất làm việc cho các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nước ngoài hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn ở nước ngoài.
Tôi muốn nêu một số ví dụ như vậy để cho thấy rằng GDNN Việt Nam đã tiếp cận được tiêu chuẩn của khu vực, thế giới và đang đào tạo được một nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong nước mà thậm chí cả các doanh nghiệp khu vực và quốc tế.
Không có giáo viên chất lượng cao không thể có trường chất lượng cao
Nhà báo Phạm Huyền: Bên cạnh những kết quả rất tích cực, những sự chuyển biến đó thì ông còn những điều gì chưa được như kỳ vọng?
Ông Vũ Xuân Hùng: Cái chúng tôi băn khoăn chính là chất lượng đội ngũ nhà giáo, quan trọng nhất là trình độ ngoại ngữ. Muốn thúc cho người học giỏi ngoại ngữ thì rõ ràng người thầy cũng phải giỏi.
Do đó chúng tôi cũng xác định trong thời gian tới nâng cao chất lượng đội ngũ thì không chỉ chú trọng vào kỹ năng, chuyên môn, sư phạm, mà còn làm sao bật được ngoại ngữ của họ lên.
Nhà báo Phạm Huyền: Được biết trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trở thành trường đào tạo nghề Chất lượng cao, trọng điểm Quốc gia. Thưa ông Ngọc, hiện trường ông có hợp tác đào tạo với quốc gia nào và xin ông chia sẻ những bài học về việc tiếp nhận, chuyển giao chương trình tại trường cũng như hiệu quả của nó trong việc thu hút học viên?
Ông Đồng Văn Ngọc: Tháng 12/2019, chúng tôi đã chính thức được công nhận là trường đầu tiên của Việt Nam đạt được các tiêu chí của trường chất lượng cao.
Là một đơn vị triển khai chương trình chuyển giao, trước hết chúng tôi thấy rằng đây là một chủ trương, một sự “đi tắt đón đầu” vô cùng ý nghĩa.
Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện chương trình đào tạo chuyển giao từ CHLB Đức với 2 nghề là Điện công nghiệp và Cắt gọt kim loại. Nghề cắt gọt kim loại chính là phục vụ cho cơ khí chính xác hay gọi chung là công nghiệp phụ trợ đang rất cần thiết cho một quốc gia phát triển, thu hút các doanh nghiệp FDI như Việt Nam.
Hai nghề trên được đào tạo trong 2 lớp, mỗi lớp 16 sinh viên thôi. Nhà trường chúng tôi chỉ đào tạo, còn phía Đức sẽ vào đánh giá, giám sát. Điều kiện để họ công nhận thì có rất nhiều, nhưng tôi chỉ nêu những tiêu chí hết sức quan trọng.
Đầu tiên là đội ngũ giảng viên phải được cử sang Đức học và khi người ta đánh giá, công nhận đạt thì giảng viên về Việt Nam mới được dạy chương trình đó. Có thể thấy chuẩn nhà giáo đã không đơn giản chút nào cả, chưa nói vấn đề chi phí, tài chính và các chi phí cơ hội khác.
Tiếp nữa là chuẩn về trang thiết bị phục vụ đào tạo theo chương trình, theo kiểm định của họ thì rõ ràng tất cả các trường ở Việt Nam phải chuẩn bị và Nhà nước Việt Nam phải đầu tư, Chính phủ rồi đặc biệt Tổng cục GDNN phải thúc đẩy và chỉ đạo để đầu tư nhanh cho các trường tham gia đào tạo thí điểm, trong đó có trường chúng tôi.
Tiếp nữa là đảm bảo quản trị chất lượng theo chương trình và tiêu chuẩn đánh giá, khung năng lực, kỹ năng của họ thì người Việt Nam phải cập nhật, hội nhập để thực hiện trọn vẹn chương trình đào tạo đó tại Việt Nam.
Một điểm trong công nghệ quản trị của Đức là cơ sở giáo dục cứ đào tạo, còn kiểm định, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng là một đơn vị khác. Như vậy đây là đánh giá hết sức công tâm, khách quan. Người Việt Nam chúng ta không thể nói mình giỏi mà người Đức người ta không công nhận.
Đây là năm thứ 2 trường chúng tôi thực hiện chương trình chuyển giao, thì những gì học tập sau năm thứ nhất tôi đã áp dụng ngay vào đến gần 100 lớp trong trường, đưa những công nghệ quản trị của Đức vào áp dụng ngay trong trường.
Làm việc trong nghề đến nay là 22 năm, trong đó có 10 năm làm hiệu trưởng, hiệu phó, tôi có thể cảm nhận được đây là một cơ hội vô cùng tốt cho các cơ sở GDNN, đặc biệt các trường được đầu tư thành trường chất lượng cao.
Nhà báo Phạm Huyền: Với sự đầu tư của Nhà nước rất thuận lợi, vậy hiện nay trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội đang hợp tác với các quốc gia nào?
Ông Đồng Văn Ngọc: Hiện chúng tôi đang hợp tác một số lĩnh vực, khâu quan trọng nhất là đào tạo đội ngũ nhà giáo thì đang hợp tác với Học viện Box Hill của Úc. Đây cũng là một trường thuộc top đầu những trường đại học lớn của Úc. Họ đặt Trung tâm bồi dưỡng giáo viên Việt – Úc theo tiêu chuẩn của Úc tại Việt Nam chính là tại trường chúng tôi, cử giảng viên sang dạy.
Theo tôi, đây là một hình thức hợp tác hết sức hiệu quả. Người giảng viên giống như một máy cái, một nhà trường không có giáo viên chất lượng cao thì cũng không thể có trường chất lượng cao. Mặt khác một trường chất lượng cao mà không có sinh viên đạt các giải cao trong nước và quốc tế được các nước phát triển công nhận thì cũng không thể là trường chất lượng cao.
Có thể nói rằng đây là lúc vô vàn những cơ hội cho những trường được Chính phủ đầu tư thành trường chất lượng cao như trường chúng tôi.
(Còn tiếp)
VietNamNet thực hiện
Tọa đàm trực tuyến: Giáo dục nghề nghiệp đổi mới để hội nhập
Giáo dục nghề nghiệp phải đổi mới ra sao để nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ bắt kịp tiến trình phát triển đất nước mà còn vươn lên đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của khu vực và thế giới?
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/746a598810.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。