Sự kiện ra mắt "Công Tắc Khoa Học" diễn ra trực tuyến trên Fanpage Khoa Học Trường Học của OUCRU với sự tham gia của đại diện ban dự án,ắtnềntảnggiáodụctrựctuyếndànhchogiớitrẻmêkhoahọkết quả bóng đá vô địch indonesia các nhà khoa học, nhóm biên tập văn phòng khoa học trẻ và các em học sinh. Kênh "Công Tắc Khoa Học" sẽ bao gồm các hoạt động dựa trên ba hình thức học tập: Video khoa học (học thông qua thực hành), Truyện tranh khoa học (học thông qua đọc hiểu) và Podcast khoa học (học thông qua nghe hiểu). Các hoạt động này sẽ được đăng hàng tuần trên Fanpage Khoa Học Trường Học của OUCRU và đồng thời cũng được chia sẻ trên các kênh Facebook khác để góp phần lan tỏa đến đông đảo học sinh, giúp các bạn tiếp cận kiến thức, thực hành khoa học, giao lưu với nhau và với các nhà khoa học.
Trong suốt quá trình phát triển và sản xuất các ấn phẩm cho kênh “Công Tắc Khoa Học”, dự án đã, đang và sẽ luôn mời các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học tham gia tư vấn và trực tiếp biên soạn nội dung.
Ông Chu Việt Hà, Giám đốc nhánh Khoa học Cây trồng, Bayer Việt Nam chia sẻ trong buổi ra mắt dự án: “Trong hơn 150 năm, Bayer đã sử dụng khoa học và trí tưởng tượng để giúp xã hội nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng. Khoa học không chỉ diễn ra trong phòng thí nghiệm, mà còn ở xung quanh chúng ta và tiếp năng lượng cho những thứ chúng ta làm hàng ngày. Khoa học cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng tôi hy vọng “Making Science Make Sense” sẽ là sân chơi nuôi dưỡng niềm đam mê và mở rộng kiến thức của các em về khoa học đời sống. Điều này sẽ mở ra cho các em một con đường phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai. Đây là một bước tiến khác của Bayer nhằm hỗ trợ thế hệ trẻ bằng cách nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, song song với mong muốn mang khoa học vào cuộc sống, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Ông Vũ Duy Thanh, Quản lý Chương trình Khoa học Trường học và Thanh niên tại OUCRU chia sẻ: “Thông qua dự án “Khoa học phiêu lưu kí”, OUCRU và Bayer hy vọng sẽ mang khoa học đến gần hơn với học sinh, giáo viên và những người yêu thích tìm tòi, khám phá. Cụ thể, với kênh giáo dục trực tuyến “Công Tắc Khoa Học”, chúng tôi kì vọng sẽ mở rộng cơ hội cho học sinh trên khắp cả nước tiếp cận khoa học phù hợp với bối cảnh, xu hướng hiện tại của giáo dục và qua đó góp phần tăng thêm sự yêu thích, bồi đắp các phẩm chất khoa học của các em”. "Công Tắc Khoa Học" là một nhánh của dự án “Khoa học phiêu lưu kí” lấy ý tưởng từ chương trình Bayer’s “Making Science Make Sense” và được triển khai bởi OUCRU và Bayer Việt Nam từ 2018 tại Long An và TP.HCM. Đến nay, dự án đã tiếp cận hơn 12.000 học sinh và giáo viên. Mỗi năm, dự án cũng sẽ tổ chức sự kiện “Gặp gỡ Nhà Khoa Học”. Đây là cơ hội để các chuyên gia, học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh có thể cùng nhau trò chuyện, chia sẻ cũng như gợi ý về các hoạt động tiếp theo cho dự án “Khoa học phiêu lưu kí”. Ngoài ra, dự án cũng tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ các bạn trẻ tham gia để phát triển nền tảng tốt hơn.
“Các nền tảng kỹ thuật số và mạng xã hội đang dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của học sinh chúng mình. Ngoài việc lên mạng để học chính khóa, xem các chương trình giải trí, chơi game, thì việc xuất hiện một kênh giáo dục như “Công Tắc Khoa Học” thật sự phù hợp, hữu ích và có thể truyền cảm hứng đến với nhiều học sinh. Mình đã xem các nội dung demo của dự án và tin rằng các bạn học sinh và cả giáo viên, phụ huynh cũng sẽ tìm thấy được những thông tin thú vị khi dự án chính thức triển khai.” một học sinh tham gia dự án chia sẻ.
Trong năm học 2021-2022, các nội dung trong “Công Tắc Khoa Học” sẽ xoay quanh chủ đề “Một Sức Khoẻ”. Đây là một khái niệm sức khỏe toàn cầu, là mô hình liên ngành đề cao sự phối hợp, liên kết lẫn nhau giữa các ngành khoa học sức khỏe con người và động vật cũng như môi trường tự nhiên của chúng ta để đạt được kết quả sức khỏe tốt và toàn diện nhất. Mục tiêu của dự án là giúp ít nhất 100.000 thanh thiếu niên, các giáo viên bộ môn khoa học và những người ham học hỏi trên toàn quốc tiếp cận kiến thức khoa học dễ dàng và sinh động hơn thông qua nền tảng kỹ thuật số. Đây là một nỗ lực không ngừng của ban dự án nhằm mở rộng cơ hội cho thế hệ thanh thiếu niên tiếp cận giáo dục về khoa học tại Việt Nam. Tìm hiểu thêm tại Facebook Khoa Học Trường Học: https://www.facebook.com/khoahoctruonghoc Lệ Thanh
|