Một câu hỏi hóc búa trong bài thi tiếng Trung của Kỳ thi tuyển sinh đại học,ĐềthiđạihọcTrungQuốcTrắcnghiệmmônvăntácgiảcũngkhôngbiếtchọnđápánnàlens đấu với reims cao đẳng của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã khiến nhiều thí sinh cũng như chính tác giả bối rối.
Học sinh Trung Quốc chuẩn bị cho kỳ thi đại học |
Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải chọn lời phân tích hợp lý và chính xác nhất trong số các đáp án đưa ra để giải thích tại sao tác giả lại kết thúc câu chuyện bằng câu nói “đôi mắt của con cá lóe lên một cái nhìn kỳ lạ”.
Trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, tác giả Gong Gaofeng của tác phẩm được chọn đưa vào bài thi này, đã viết rằng ông cũng chẳng khác gì những thí sinh ngồi trong phòng thi, bị lúng túng bởi những lựa chọn được đưa ra.
Ông Gong không phải là tác giả đầu tiên có tác phẩm được đưa vào các đề thi.
Năm 2011, một bài đọc ở tỉnh Phúc Kiến đã yêu cầu thí sinh giải thích tại sao tác giả lại 2 lần miêu tả cơn mưa như trút nước trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, tác giả sau đó cũng chia sẻ với truyền thông rằng lý do đơn giản là vì ông viết tác phẩm này trong lúc trời đang mưa.
Mặc dù kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của Trung Quốc đã kết thúc cách đây vài ngày, song những tranh cãi về việc phân tích của người học có nên vượt xa khỏi ý định thực của tác giả hay không vẫn còn tiếp tục.
Theo tác giả Gong, câu chuyện của ông kết thúc bằng chi tiết đôi mắt của con cá là có ý đồ đi theo phong cách của nhà văn O Henry – người thường kết thúc tiểu thuyết của mình bằng một cái kết bí ẩn hoặc bất ngờ.
Ông Yu Yonggang – giám đốc nhóm sư phạm tiếng Trung của Trường Trung học Ningbo Chaiqiao cho biết:
“Thiết kế của câu hỏi trắc nghiệm này không nằm ngoài phạm vi kiến thức được yêu cầu, bởi vì cách kết thúc của O Henry hoàn toàn nằm trong chương trình sách giáo khoa bắt buộc, trong khi cách viết bí ẩn là một trong những thể loại được biên soạn trong phần tự chọn”.
Đoạn trích từ cuốn tiểu thuyết được chọn cho bài thi này phản ánh cuộc sống nghèo đói ngày xưa, một bối cảnh mà những thế hệ sinh sau năm 2000 khó có thể đồng cảm, đó là lý do tại sao câu hỏi này có vẻ khó – ông nói.
Bài thi tiếng Trung nhằm mục đích đánh giá khả năng đọc, viết, phân tích và tư duy phản biện của mỗi học sinh. Các thí sinh được kiểm tra năng lực của mình trong việc hiểu tinh thần, khát vọng và giá trị văn hóa ẩn giấu trong các tác phẩm văn học, phân tích chúng bằng cách sử dụng các cách viết khác nhau.
“Bởi vì bài thi được thiết kế để chọn ra các ứng viên cạnh tranh nhất, nên các câu trả lời nên tuân theo những tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, chúng không nên quá cứng nhắc để có thể cho phép thí sinh thể hiện những hiểu biết và quan điểm khác nhau” – ông Yu nói.
Nói về lý do tại sao các tác giả thường không thể trả lời được những câu hỏi trong bài thi nói về chính “con đẻ” của họ, ông Shi Shengxun – phó giáo sư Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trung Quốc của ĐH Bắc Kinh cho rằng đó là do các tác giả không được tham gia vào việc ra đề.
Ông Shi nói, quá trình ra đề là một quá trình chuyên nghiệp, trong đó câu trả lời của tác giả mặc dù chính xác và độc quyền nhưng lại có thể làm hạn chế sức sáng tạo của các giáo viên chịu trách nhiệm thiết kế bài thi và những thí sinh ngồi trong phòng thi.
“Điều mà chúng ta muốn nhấn mạnh là thể hiện sự hiểu biết về những nguyên nhân và logic đằng sau câu từ, chứ không phải là những câu trả lời tuyệt đối” – ông nói.
Ông Chu Zhaohui – nhà nghiên cứu tới từ Viện Khoa học Giáo dục quốc gia đã gợi ý Trung Quốc nên học hỏi các quốc gia khác bằng cách giới thiệu một hệ thống đánh giá học sinh tốt hơn nhằm đảm bảo tính hợp lý của những kỳ thi tuyển sinh.
“Chúng ta cần những cuộc thảo luận từ các nhóm liên quan trước khi đề thi cuối cùng được đưa ra” – ông Chu nói.
(责任编辑:Thể thao)