500 cuốn truyện tranh Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền "cháy hàng" trong buổi workshop Hiểu biết về tiền. Ảnh: NHNN. |
Trong khuôn khổ chương trình Ngày không tiền mặt năm 2024,áchtàichínhaposcháyhàngapostạilễhộikhôngtiềnmặm bong da net báo Tuổi Trẻ đã tổ chức chương tình workshop Hiểu biết về tiền.
Tham gia chương trình, bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN - tác giả cuốn truyện tranh Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền, đã chia sẻ những phương pháp quản lý tài chính cá nhân, cách sử dụng tiền an toàn, tránh những chiêu lừa đảo trong sử dụng tiền và thanh toán điện tử.
Tại chương trình, 500 cuốn sách tài chính Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền bán giảm giá hỗ trợ của Ban tổ chức nhân dịp Lễ hội ngày không tiền mặt cũng đã bán hết ngay trong buổi sáng mở bán.
Bà Thúy Sen cho biết mục tiêu khi viết sách là cung cấp những kiến thức, kỹ năng, tài chính cơ bản nhất đến người đọc. Cuốn sách này là một nguồn tư liệu để góp phần nâng cao hiểu biết, kỹ năng tài chính cộng đồng.
Theo bà, ở những nước phát triển, việc giáo dục tài chính rất được quan tâm. Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển thì đây là vấn đề khá mới mẻ. Tại Việt Nam, vấn đề này hiện nay rất được quan tâm. Mới đây, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Trên thực tế, nhiều người Việt đã gặp rủi ro, thậm chí bi kịch tài chính, mất tiền, bị kẻ xấu lợi dụng do khoảng trống kiến thức, ví dụ chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu...
"Mỗi cuốn sách đều có giá trị riêng. Điều ý nghĩa nhất đối với tôi và những người thực hiện cuốn sách là kiến thức về tài chính và những thông điệp sâu sắc trong cuốn sách được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng và độc giả đón nhận tích cực", Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN chia sẻ.
Bà Sen cho biết khi thực hiện cuốn sách về giáo dục tài chính này, trăn trở lớn nhất là không biết làm thế nào để cuốn sách có sự sáng tạo, độc đáo và đổi mới. Đồng thời, bà gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đúng chuyên môn về tài chính, tiền tệ, ngân hàng mà ai đọc cũng gặp hình ảnh của mình ở đó, dễ hiểu, dễ áp dụng.
"Tuy nhiên, nhờ có ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thống, văn hóa, lịch sử dân tộc đã giúp tôi dẫn dắt kiến thức tài chính, ngân hàng một cách mộc mạc đến bạn đọc", bà nói.
Bên cạnh đó, lượng độc giả bà muốn hướng tới là các gia đình, đặc biệt là giới trẻ. Do vậy, khi viết quyển truyện tranh này, bà đã lồng ghép những thông điệp sâu sắc, ý nghĩa của cuộc sống.
"Kiến thức tài chính trong bối cảnh hội nhập với thế giới được dẫn dắt bằng cao dao, tục ngữ, thành ngữ có lẽ sẽ lắng sâu trong giới trẻ về những điều tốt đẹp, kinh nghiệm hay mà thế hệ cha ông muốn gửi gắm đến tất cả chúng ta. Đồng thời, viết truyện bằng tranh sẽ làm độc giả dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn”, bà chia sẻ thêm.