TheỨngdụngtrítuệnhântạongănchặnbạolựchọcđườmu vs brentford trực tiếpo thống kê của các nhà nghiên cứu, Việt Nam đang là một trong những nước có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ bạo lực học đường, không chỉ ở số lượng mà còn về mức độ nguy hiểm của nó.
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ bạo lực học đường thuộc phạm vi trong và ngoài nhà trường (khoảng 5 vụ/ngày). Theo thống kê này, cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có 1 em phải nghỉ học vì đánh nhau. Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
Trong Thời đại mới của Trí tuệ nhân tạo, ngày nay, đã có sẵn phần mềm AI giúp phụ huynh và nhà trường phát hiện hành vi bắt nạt trên mạng. Ngoài ra, các phần mềm giám sát bảo mật tại trường có thể tích hợp AI để theo dõi, phân tích hành động và biến động cảm xúc của học sinh, từ đó có thể phát hiện sớm các hành vi bạo lực học đường.
Như Securly - nhóm bao gồm phụ huynh, nhà giáo dục và nhà công nghệ đã sử dụng Trí tuệ nhân tạo để tạo bộ lọc web, theo dõi bạo lực mạng và cảnh báo về các trường hợp ngược đãi bản thân cho trường học. Securly cũng đưa ra các ứng dụng có thể theo dõi hoạt động của con nhằm đảm bảo an toàn cho đời sống không gian mạng của con mình.
Tương tự như Securly, Bark là công ty sử dụng Trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ giám sát tin nhắn văn bản, YouTube, email và 24 mạng xã hội khác nhau với chức năng cảnh báo phụ huynh về những mối lo ngại tiềm ẩn ảnh hưởng đến an toàn của con.
Instagram hiện cũng đang sử dụng Trí tuệ nhân tạo để phân loại văn bản, ảnh và video bạo lực. Một khi bị gắn cờ, Instagram sẽ nhắc nhở kẻ bắt nạt thông qua một hệ thống cảnh báo, yêu cầu người bắt nạt dừng hành vi của mình.
SN Technologies là công ty sử dụng phần mềm Trí tuệ nhân tạo với tính năng nhận diện khuôn mặt để theo dõi các học sinh thuộc “danh sách cần lưu ý” của trường qua camera giám sát trong trường học. Hệ thống này sẽ gửi cảnh báo tới ban giám hiệu về các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như các vụ nổ súng ở trường học. Tuy nhiên, công dụng chính của nó vẫn là dùng để giám sát học sinh có hành vi hung hăng trong trường.
Ở Trung Quốc, phần mềm nhận dạng khuôn mặt được sử dụng trong “Lớp học thông minh” để theo dõi tâm trạng, sức khỏe cảm xúc và độ tập trung của học sinh. Những cảm xúc từ ổn định đến vui, buồn, thất vọng, tức giận, sợ hãi hay ngạc nhiên đều được theo dõi và ghi lại. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra công tác đối ứng dựa trên dữ liệu của những học sinh bị đánh dấu là không chú ý hoặc có cảm xúc tiêu cực.
Ở Nhật Bản, phần mềm AI được sử dụng để phân tích, dự đoán các vụ bạo lực và ngăn chặn hành vi tự sát kéo theo. Nhà trường đã đưa vào dữ liệu của hơn 9000 trường hợp (2012 - 2018) bị nghi ngờ là các vụ bắt nạt tại trường để huấn luyện AI. Thông tin chi tiết của vụ việc, cũng như của học sinh bao gồm giới tính, độ tuổi, thành tích, số buổi nghỉ học, và địa điểm xảy ra đều được ghi lại.
Thay vì dựa dẫm hoàn toàn vào kinh nghiệm của giáo viên để xác định các vụ bắt nạt, với phản hồi kịp thời tới từ AI sau khi phân tích dữ liệu, nhà trường hy vọng sẽ xác định được các trường hợp bắt nạt có thể leo thang thành tự tử và giải quyết vụ việc trước khi quá muộn.
Trần Diệu Linh(tổng hợp)
(责任编辑:Cúp C2)