Mắc bệnh lý xương hóa đá,ờcânnãophẫuthuậtchobệnhnhânxươnghóađáđầutiênởViệlịch bongs đá việt nam 5 lần gãy chân trong hơn 20 năm
“Đó là một cuộc chiến với cả các bác sĩ lẫn bệnh nhân”, Ths.BS Nguyễn Đình Hiếu, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình y học thể thao, Bệnh viện E nói về ca mổ thay khớp háng cho bệnh nhân mắc bệnh lý xương hóa đá. Phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân bình thường kéo dài 45 -60 phút nhưng ca phẫu thuật này kéo dài đến 3,5 tiếng với sự tham gia của ekip gồm 4 bác sĩ và nhiều điều dưỡng.
Theo BS Đình Hiếu, bệnh lý xương hóa đá khá hiếm gặp. Bệnh này do đột biến di truyền. Trong đó, có 2 thể nặng, bệnh nhân có thể tử vong từ dưới 1 tuổi và 10 tuổi. Thể thứ 3 nhẹ hơn nhưng bệnh nhân cũng gặp nhiều phiền toái trong đời sống.
BS Đình Hiếu chia sẻ thêm, quá trình phát triển cơ thể luôn tồn tại song song hai quá trình là tạo xương và hủy xương. Sự mất cân bằng giữa 2 quá trình này gây ra những bất thường về xương. Trong bệnh lý này, quá trình hủy xương không thực hiện được, do đó dẫn đến hiện tượng tăng mật độ xương, tăng sự lắng đọng canxi trong xương làm cho xương không phát triển, đồng thời, xương sẽ giòn và dễ gãy.
Hình ảnh trong ca phẫu thuật kéo dài 3,5 giờ. |
“Ngược lại với với loãng xương và xương thủy tinh có mật độ xương giảm còn bệnh này, xương bị đặc, gọi là xương hóa đá vì tỷ trọng của xương tăng gấp nhiều lần so với bình thường gần như tỷ trọng của đá”, BS Hiếu nói.
Bệnh nhân được phẫu thuật là chị Đỗ Hồng H (24 tuổi, Vĩnh Phúc). Với căn bệnh này, 24 năm qua, chị H từng bị gãy xương 5 lần ở nhiều chỗ như khớp háng, xương đùi, xương cẳng chân.
2 chị gái của chị H cũng mắc căn bệnh này. Họ được chẩn đoán từ năm 2002 ở Viện Nhi Trung ương và là những bệnh nhân đầu tiên của Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh lý xương hóa đá. Cả 3 chị em đều nhiều lần bị gãy xương. Gia đình khó khăn, không ít lần, bố mẹ họ phải thay nhau để đưa các con đến bệnh viện cấp cứu.
Bản thân chị H có chiều cao 1m49, khớp háng 2 bên bị hỏng do không phát triển. Chị thường xuyên phải chịu những cơn đau ở khu vực này, dần dần chân phải ngắn hơn chân trái, chị H. đi tập tễnh và lâu dần ảnh hưởng đến cột sống.
Ngày trước, do bệnh lý quá hiếm, phương tiện hỗ trợ không có nên bệnh nhân chưa được phẫu thuật. Tháng 8/2021, tại bệnh viện E, sau nhiều cuộc hội chẩn, các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân.
“Khi nhận được tin có thể phẫu thuật, bệnh nhân nói với tôi: “Em như thấy ánh sáng trong cuộc đời mình”. Điều này càng khiến chúng tôi nỗ lực hơn”, BS Hiếu thông tin.
Cuộc phẫu thuật cân não
Cách ngày mổ 3 tuần, bệnh nhân nhập viện. Chị được khám, được thực hiện chẩn đoán hình ảnh, đo các thông số để dự liệu các phương án chính xác. 2 tuần trước khi ca phẫu thuận diễn ra, các bác sĩ phải áp dụng phương pháp xuyên kim lồi cầu đùi kéo liên tục nhằm kéo giãn các phần mềm đã xơ cứng từ trước. Theo đó, bệnh nhân bị ngắn chi hơn 20 năm, các phần mềm bị co rút lại nếu mổ ngày sẽ rất khó khăn, dễ có nguy cơ liệt.
Cụ thể, bác sĩ luồn kim vào xương đùi kéo giãn phần chân. Hàng ngày, bác sĩ dùng tạ để kéo giãn, tăng dần mức cân nặng lên để giãn dần phần mềm (cơ, gân, thần kinh, mạch máu…). Ban đầu, chênh lệch chiều dài 2 chân khoảng 2cm. Sau khi kéo giãn 2 tuần, chiều dài chi chênh lệch còn 1cm.
Ths.BS Nguyễn Đình Hiếu (phải) |
“Những ngày trước khi phẫu thuật, tôi và các đồng nghiệp căng thẳng. Tôi phải nghiên cứu kỹ tất cả các ca mổ trước đấy trên thế giới về biến chứng, tai biến có thể gặp trước, trong và sau ca mổ”.
Tính đến hiện tại, trên thế giới, mới 16 bài báo về ca lâm sàng mổ thay khớp háng xương hóa đá, thực hiện ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp… Nếu ca phẫu thuật này thành công là bệnh nhân thứ 30 được mổ”, BS Hiếu chia sẻ.
Theo anh, ca phẫu thuật này có rất nhiều biến chứng. Đầu tiên là có thể gãy xương trong và sau mổ vì xương rất giòn. 70% trong số gần 30 ca mổ trước trên thế giới đều gặp biến chứng gãy xương trong quá trình phẫu thuật.
Biến chứng thứ hai liên quan thần kinh, tức là liệt thần kinh. Khó khăn nữa đường kính ống tủy xương đùi của bệnh nhân gần như bằng không, toàn bộ phần ống tủy xương đùi đặc, kín lại không thể để đặt dụng cụ vào để thực hiện phẫu thuật.
“Ekip họp, hội chẩn rất nhiều lần. Tôi cũng hội chẩn và xin ý kiến GS Trần Trung Dũng – chuyên gia đầu ngành của chấn thương chỉnh hình Việt Nam. Từ xác định những biến chứng, chúng tôi có sự chuẩn bị, dự phòng với mọi tình huống”.
Phim Xquang của bệnh nhân sau mổ |
9h sáng ngày 26/10, bệnh nhân được gây mê. Quá trình mổ diễn ra đầy khó khăn như các bác sĩ dữ liệu. “Mặc dù kéo giãn nhưng chi bệnh nhân vẫn co rất nhiều, chảy máu khá nhiều. Đặc biệt, quá trình cưa cổ xương đùi cũ của bệnh nhân cũng rất khó khăn. Mật độ xương đặc, mặc dù dự trù các lưỡi cưa sắc nhất, mới nhất nhưng vẫn bị hỏng cưa. Chúng tôi phải thay lưỡi cưa mới”, BS Hiếu nói thêm.
Đến bước làm sạch ổ cối để đặt ổ cối nhân tạo cũng là một khó khăn nữa vì ổ cối của bệnh nhân nông, phải tạo hình lại dẫn đến kéo dài thời gian ca phẫu thuật.
“Bạn tưởng tượng như công việc đào đá, các bác sĩ phải đào từng tí một, vừa đào, đục khoan mài, tạo hình. Tất cả làm dưới sự kiểm soát của máy tăng sáng, tức là đưa dụng cụ đến đâu phải kiểm soát đến đấy”.
Quá trình phẫu thuật, 1 trong 2 thành xương bị gãy. Đây là điều không quá bất ngờ, vì ekip phẫu thuật đã xác định từ trước. Sau khi đặt xong chuôi khớp trong ống tủy xương đùi, dùng dụng cụ cố định lại phần xương gãy, đặt lại khớp, cuộc phẫu thuật mới kết thúc khi kim đồng hồ vượt quá 12h30.
“Đón bệnh nhân từ phòng hồi sức về đến khoa, thấy chân bệnh nhân cử động được, không bị liệt, lúc đó chúng tôi mới thực sự yên tâm. Dù lên kịch bản, kế hoạch chi tiết nhưng chờ đến sau cùng, cả ekip mới có thể thở phào nhẹ nhõm”, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình y học thể thao, Bệnh viện E nói.
Khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân có thể ổn định hơn. Hiện tại, theo các bác sĩ, bệnh nhân phải trải qua cơn đau do đường mổ dài, phá xương nhiều, kèm gãy xương. Khi tình hình ổn định, các bác sĩ mới đánh giá mức cải thiện sau ca mổ.
“Cải thiện nhìn thấy rõ là 2 chân bằng nhau, thậm chí chân mổ dài hơn một chút. Khớp háng bên kia của bệnh nhân cũng hỏng, dự kiến sẽ phải mổ tiếp, như vậy 2 chân bệnh nhân mới có thể bằng nhau”.
Trước đây, bệnh nhân thường xuyên bị đau, đi lại khó khăn, không dám vận động mạnh. Sau ca phẫu thuật, những bất tiện sẽ được khắc phục và mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhân gặp bệnh lý tương tự”, BS Đình Hiếu chia sẻ thêm.
Ngọc Trang
Bác sĩ phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân so sánh, những khối u giống như một “quầy dừa” hơn 100 quả và nặng gần 5kg.