Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở đại học nước ngoài ở Việt Nam_ti so chel

- Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có tổng số vốn thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Đó là một nội dung được đưa ra tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP,ốithiểutỷmớiđượcmởđạihọcnướcngoàiởViệti so chel văn bản quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành ngày 6/6.
Mục 3 quy định chi tiết điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài.
Theo đó, ngoài việc đáp ứng “vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng”, thì đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh tài chính theo Luật Đầu tư.
Theo quy định cũ, các dự án mở trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên; tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.
Như vậy, quy định mới đã yêu cầu cao hơn về điều kiện vốn đầu tư.
Còn dự án đầu tư thành lập phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại VN phải có vốn tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại, hoặc phía đối tác Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất, thì số vốn đầu tư tối thiểu cần đạt từ 70% của các quy định tương ứng nêu trên.
Nghị định mới ban hành này cũng đặt ra điều kiện về giảng viên cao hơn. Theo đó, giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên cơ sở, trừ những ngành đặc thù do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định. Còn ở quy định cũ, tỉ lệ tiến sĩ yêu cầu là không ít hơn 35%.
Quy định về tỉ lệ sinh viên/giảng viên tối đa vẫn giữ như hiện hành, tức là 10 (ngành năng khiếu), 15 (ngành khoa học kỹ thuật) và 25 (ngành khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, quản trị kinh doanh). Tỷ lệ giáo viên cơ hữu tối thiểu là 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2018
Hạ Anh
相关文章
Phẫu thuật nội soi ở Việt Nam ngang tầm thế giới, bác sĩ 11 nước đến học
Tại buổi khai mạc Hội nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc (diễn ra các ngày 21-23/11 ở T2025-03-29Muốn phát triển đường dài, nhân lực ngành game cần được đào tạo bài bản
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện (VTC)2025-03-29Giáo viên sắp về hưu vẫn lo “giữ hạng, giữ lương”
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư mới liên quan đến việc bổ nhiệm, thăng hạng, xếp lương viên chức2025-03-29Tranh luận đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 ở Hà Nội
Bài thi chọn học sinh giỏi môn Toán lớp 9 thành phố Hà Nội năm học 2020-2021 gồm 5 câu trong thời gi2025-03-29Uống dầu cá giúp hạn chế ung thư?
Omega-3 và omega-6 từ lâu đã được chứng minh đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt độn2025-03-29Choáng với nước sinh hoạt 'siêu bẩn' trong khách sạn Kim Liên
Định bước chân vào bồn để tắm, anh Thắng giật mình phát hiện nước trong bồn vẩn đục màu vàng và nhiề2025-03-29
最新评论