Toàn quyền New Zealand Jerry Mateparae. Nhận lời mời của Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang,úcđẩyhợptáchữunghịViệnhan dinh melbourne city Toàn quyền New Zealand Jerry Mateparae và Phu nhân sẽ thămViệt Nam cấp Nhà nước từ ngày 3-8/8/2013.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầutiên của ông Jerry Mateparae kể từ khi nhậm chức Toàn quyền New Zealand (8/2011)và cũng là chuyến thăm Việt Nam thứ hai của Toàn quyền New Zealand kể từ chuyếnthăm của bà Toàn quyền Silvia Cartwright năm 2005.
New Zealand nằm cách Australiakhoảng 2.000km về phía Đông-Nam (qua biển Tasman) và gần với các quốc đảo NamThái Bình Dương như Fiji, Tonga và New Caledonia. Với diện tích gần 270.000km2 và dân số:4.42 triệu người (12/2011), thu nhập bình quân đầu người của New Zealand đạtmức 35.000 USD (năm 2011). Tổng thu ngân sách năm nay của New Zealand dự kiến đạt 63,8 tỷ đôla New Zealand.
Chính phủ New Zealand tiếp tụctriển khai chính sách đối ngoại theo hướng tập trung tăng cường quan hệ với cácnước châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời coi trọng củng cố quan hệ với các đốitác truyền thống; tập trung phát triển các mối quan hệ giúp bảo đảm lợi ích anninh và kinh tế của New Zealand. Hiện nay ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4của New Zealandvới kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều 9%/năm trong 10 năm gần đây.
Việt Namvà New Zealandcó quan hệ hữu nghị và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với bề dày gần 40 năm. Quanhệ đối tác toàn diện giữa Việt Namvà New Zealandnhững năm gần đây tiếp tục được đẩy mạnh với việc trao đổi đoàn các cấp. Haibên duy trì và phát huy hiệu quả cơ chế Tham khảo Chính trị (kỳ họp thứ 9 đượctổ chức ngày 11/7/2013 tại Wellingtondự kiến kỳ họp thứ 10 sẽ được tổ chức vào cuối 2014 tại Hà Nội).
Hợp tác kinh tế-thương mại giữahai nước trong những năm gần đây có tiến triển tích cực, kim ngạch thương mạihai chiều giữa hai nước tăng dần theo từng năm (2011 đạt 525 triệu USD; 2012đạt đạt 569 triệu USD). Tính đến hết tháng 6/2013, kim ngạch thương mại haichiều đạt 335 triệu USD tăng 18% so với cùng kỳ 2012 (xuất khẩu đạt 115 triệuUSD chủ yếu là hàng thủy sản, hạt điều, quặng và khoáng sản, gỗ và sản phẩm gỗ,hàng dệt, may, giày dép các loại và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác).
Tuy nhiên Việt Nam vẫn đang nhậpsiêu từ New Zealand với giá trị nhập khẩu đạt 220 triệu USD (năm 2012), chủ yếulà các mặt hàng như: sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm hóa chất, gỗ và sản phẩmgỗ, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại vàmáy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác).
Về đầu tư, New Zealand hiện có 18dự án với tổng vốn đầu tư trên 76,3 triệu USD, đứng thứ 40/92 quốc gia và vùnglãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hiện nay, hai bên đã hoàn tất đàm phán Hiệp địnhTránh đánh Thuế hai lần và dự kiến ký kết hiệp định này trong chuyến thăm Việt Nam của Toàn quyền New Zealand (8/2013).
Mức ODA của New Zealand dành choViệt Nam ổn định và tăng dần theo từng năm (từ chỗ 3,2 triệu đôla New Zealandnăm 2003/2004 đã tăng lên 10,5 triệu đôla New Zealand trong năm tài khóa2012-2013. ODA của New Zealand tập trung vào các lĩnh vực như pháttriển nguồn nhân lực, phát triển nông nghiệp-nông thôn, phát triển bền vững.
Trong hợp tác an ninh, quốcphòng, hai bên duy trì trao đổi đoàn và thông tin trong khuôn khổ Thỏa thuậngiữa Cảnh sát New Zealand và Bộ Công an (ký năm 2010) về hợp tác Phòng chốngtội phạm xuyên quốc gia cũng như trong khuông khổ Tuyên bố chung ASEAN-NewZealand năm 2005 về hợp tác chống khủng bố quốc tế.
Bộ Quốc phòng New Zealand đã giúp Việt Nam đào tạo mộtsố chuyên ngành cho cán bộ quân đội thông qua Chương trình hỗ trợ lẫn nhau(MAP). Hai bên tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại Quốc phòng thường niên (nhấttrí nâng từ cấp Cục hiện nay lên cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (họp lần gần đâynhất vào tháng 9/2012 tại Hà Nội).
Giáo dục là lĩnh vực hợp tác tiềmnăng giưa hai nước, hiện có 2.150 sinh viên Việt Namđang học tại New Zealand.Hai nước đã ký Thỏa thuận Hợp tác mới về Giáo dục và Đào tạo giữa Việt Nam và New Zealand (4/2012). New Zealandtiếp tục duy trì Chương trình đạo tạo tiếng Anh cho cán bộ (ELTO). Hai bên đãthiết lập Ủy ban chung về hợp tác giáo dục và tổ chức cuộc họp đầu tiên(12/2010) tại thủ đô Wellington.
Việt Namvà New Zealandđều là thành viên của các tổ chức, diễn đàn quốc tế/khu vực quan trọng trên thếgiới: Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, các cơ chế của ASEAN... Hai nước đã vàđang hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tại các tổ chức và diễn đàn này.
Việt Nam ủng hộ New Zealand gianhập ASEM và ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liênhợp quốc nhiệm kỳ 2015-2016; phía New Zealand khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cửvào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ2020-2021 và Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016; với kinh nghiệm là mộttrong những nước sáng lập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái BìnhDương (TPP) (bao gồm New Zealand, Chile, Brunei, Singapore, Australia, Peru vàMỹ; hiện Việt Nam là thành viên liên kết), New Zealand đang tích cực ủng hộ vàphối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Chiếnlược Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diệnkhu vực (RCEP).
Chuyến thăm lần này của Toànquyền New Zealand Jerry Mateparae nhằm khẳng định coi trọng và mong muốn tăngcường quan hệ song phương, hợp tác nhiều mặt với Việt Nam đồng thời trao đổi vềcác vấn đề quốc tế, khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Theo TTXVN