Kể từ khi Martin Cooper,áttriểnthànhcôngnguyênmẫuchiếcđiệnthoạikhôngcầndùngpinvẫngọiđiệnđượket qua bali united một kỹ sư cao cấp của Motorola gọi điện cho đối thủ của mình ở Bell Labs vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 để nói với họ rằng ông đang nói chuyện qua chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới thì những thiết bị này đều có một điểm chung là chúng cần có một thỏi pin để hoạt động. Chiếc điện thoại di động đầu tiên nặng khoảng 1,3 kg và phải sạc khoảng 10 tiếng cho 30 phút đàm thoại.
Công nghệ pin liên tục phát triển kể từ đó, thậm chí công nghệ sạc nhanh giúp sạc đầy pin một chiếc smartphone chỉ trong thời gian dưới 2 giờ. Trong khi đó, một chiếc điện thoại ngày nay có thể sử dụng khoảng 2 ngày trước khi bạn phải sạc lại một lần nữa. Giống như cách đây vài thập kỷ, tiền đề đầu tiên của một chiếc điện thoại là nó phải có pin và được sạc thường xuyên. Tuy nhiên, đang có một nỗ lực để thay đổi điều này, giúp tạo ra những chiếc điện thoại có thể thực hiện cuộc gọi mà không có pin.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington ở Seattle, đứng đầu là Vamsi Talla, đã tạo ra một nguyên mẫu chiếc điện thoại có thể thực hiện cuộc gọi bằng cách thu thập năng lượng xung quanh. Các nhà nghiên cứu thuộc bộ môn khoa học máy tính và kỹ thuật điện của trường đại học đã mơ về điều này trong nhiều năm nay.
Nhóm hướng mục tiêu đến điện thoại di động vì đây là một thiết bị hầu như luôn gắn bó với con người từ nhà cho đến công sở, khu vui chơi... Joshua Smith, người đứng đầu phòng thí nghiệm cho biết: “Điện thoại di động là một trong những vật dụng hữu ích nhất hiện nay. Hãy tưởng tượng nếu pin của bạn hết mà bạn vẫn có thể gửi tin nhắn và thực hiện cuộc gọi”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)