Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo,ƯutiênđặcbiệtHSSVdântộcthiểusốrấtítngườjohor darul takzim vs học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Theo đó, chính sách này hướng đến đối tượng là trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc 16 dân tộc có số dân dưới 10.000 người như: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ...
Trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được ưu tiên vào học tại các cơ sở giáo dục phù hợp theo nguyện vọng.
Cụ thể, trẻ mẫu giáo được học tại các trường mầm non, trường, lớp mẫu giáo công lập; học sinh tiểu học được học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường tiểu học; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường THCS; học sinh tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp; học sinh tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mức hỗ trợ học tập được quy định như sau:
Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng. Học sinh tiểu học, THCS, THPT được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng. Học sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.
Học sinh, sinh viên học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm nếu học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp không đủ 9 tháng/năm, được hưởng theo thời gian học thực tế.
Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần. Trường hợp học sinh, sinh viên bị ngừng học thì thời gian ngừng học không được hưởng hỗ trợ. Trường hợp học sinh, sinh viên bị buộc thôi học thì thôi hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.
Nghị định 57/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
M.M - Bích Thủy (tổng hợp)
(责任编辑:Cúp C2)
Đời thực của NSND Trần Nhượng: 2 lần cưới vợ nhưng 'phút cuối' cô đơn
Trường học ở Hà Nội tặng quà, làm chuồng thỏ thu hút học sinh lớp 1
Áo khoác sành điệu cho teen girl ngày gió mùa
Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ tăng,điểm sàn xét tuyển từ 18
Ảnh vệ tinh hé lộ Israel định hiện diện quân sự lâu dài ở Gaza
Yêu nhân viên, chồng sẵn sàng bỏ vợ?
“Thế hệ cúi đầu” và nỗi lo sách giáo khoa thống trị
Nhớ đêm đông được ủ ấm trong lòng bà, trên chiếc đệm bằng lá chuối khô
Làng nghề xã Phúc Sen chuyển mình mạnh mẽ từ chuyển đổi số