Tại tọa đàm "Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn" do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC) tổ chức chiều nay (9/8), ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, bày tỏ sự vui mừng khi chiến lược xây dựng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đã có những thành quả đầu tiên. Sau 3 tháng đào tạo, những sinh viên đầu tiên đăng ký học chương trình đào tạo thiết kế vi mạch đã tốt nghiệp.
"Có thể nói, các bạn đã bước những bước đầu tiên trên con đường chưa nhiều người đi. Các bạn như những người tiên phong", ông Bình nhấn mạnh.
Theo ông, kết quả này có được là nhờ sự phối hợp đồng lòng giữa 3 nhà gồm nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước, ông Bình cho biết từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng hay lãnh đạo các tỉnh khác đều lăn lộn, tâm huyết từ xây dựng cơ chế chính sách, làm việc với doanh nghiệp, chuyên gia.
Về nhà trường, chỉ trong thời gian ngắn các trường đại học sẵn sàng và nhanh chóng tham gia vào ngành bán dẫn. "Ước mơ của chúng ta là đáp ứng nhu cầu nhân lực cho toàn thế giới. Đấy mới là ước mơ thật của chúng tôi - 1 triệu nhân lực bán dẫn", ông Trương Gia Bình chia sẻ.
Ông lấy dẫn chứng CEO Nvidia từng nói nếu Việt Nam có 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin, 1 triệu nhân lực công nghệ bán dẫn, 1 triệu nhân lực AI Việt Nam sẽ bước vào nhóm các quốc gia tiên tiến nhất.
Ông nêu, các sinh viên học bán dẫn có rất nhiều cơ hội việc làm. Ông tiết lộ trong các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Nhật Bản nhận thấy họ muốn giao thêm nhiều việc về AI nếu có đủ năng lực. Nhiều người Việt ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là những anh hùng hào kiệt làm chip đã tập hợp với nhau để thảo luận, xây dựng các doanh nghiệp start up. Các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như Vingroup, FPT, Viettel… sẽ biến ý tưởng thành hiện thực.
Ông Bình tin rằng tất cả mọi người có mặt tại buổi tọa đàm có một sứ mạng vô cùng lớn lao là những người đầu tiên dấn thân vào ngành công nghiệp bán dẫn. Hiện cơ hội đang ở trước mặt và ông hy vọng tất cả mọi người cùng nhau thực hiện sứ mạng đưa ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam phát triển.
Phát biểu bế mạc tọa đàm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh ngành công nghiệp bán dẫn là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế hiện đại.
Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam xác định cần phải ưu tiên đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết để bắt kịp xu hướng công nghệ toàn cầu, mà còn là bước đi chiến lược nhằm xây dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn.
"Con đường phía trước còn dài và đầy thử thách. Tuy nhiên, nó cũng tràn đầy cơ hội", Bộ trưởng khẳng định.
Ông kêu gọi mỗi người trong số các sinh viên, giảng viên, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp liên quan nắm lấy cơ hội này với niềm đam mê và quyết tâm cao. Từ đó cùng chung tay tạo dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, nơi những ý tưởng táo bạo được nuôi dưỡng và hiện thực hóa.
Tại tọa đàm, đại diện từ các đơn vị cũng đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực bán dẫn để Việt Nam không bị lỡ thời cơ hội lớn này.
(责任编辑:World Cup)
Novak Djokovic sản xuất thuốc điều trị Covid
Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tạo nhiều dấu ấn lịch sử
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Pháp
Đặc sản xấu lạ chế biến món gì cũng ngon, khách sành ăn chi vài triệu tìm mua
Cách làm nộm hoa chuối thịt gà cực ngon
Ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh: Thi đua hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia
Phường Phú Mỹ (TP.Thủ Dầu Một): Tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc hơn
Ấn Độ cấm tiếp 47 ứng dụng TQ, Facebook bị Tencent soán ngôi
3 món nướng từ thịt heo dễ làm tại nhà
Phương pháp điều trị viêm hạch ở nách
Bàn giao công trình “Nhà tình bạn” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn