Số tiền bỏ ra để làm nên một bộ đồ biểu diễn hoàn chỉnh cho thần tượng Kpop thường không hề nhỏ. Tuy nhiên,ụcđắtđỏcầukỳcủasaoHànsaukhibiểudiễnsẽđivềđâsoi kèo bóng đá brazil những bộ đồ này chỉ được mặc số lần đếm trên đầu ngón tay.
Chính vì thế, không ít người hâm mộ tò mò về "số phận" của những bộ trang phục cầu kỳ này. Bởi có thể thấy, chúng khó có thể tái chế để mặc hàng ngày vì kiểu dáng đặc biệt.
Cắt nhỏ trang phục để tặng người hâm mộ
Thời gian gần đây, Enhypen cho ra mắt album mang tên ROMANCE : UNTOLD. Nhằm thu hút sự chú ý, công ty quản lý của nhóm đã quyết định cắt trang phục mà các thành viên từng mặc thành 150.000 mảnh nhỏ, sau đó dùng chúng làm quà tặng đính kèm trong album.
Cụ thể, khi mua một trong 3 phiên bản album của nhóm, người hâm mộ sẽ nhận được một mảnh vải ngẫu nhiên. Những mảnh vải này được cắt từ trang phục mà nhóm ENHYPEN đã mặc trong các lần quảng bá khác nhau.
Thực tế, việc tặng mảnh vải cho fan đã được công ty Hybe áp dụng từ nhiều năm trước. Họ dùng nó để thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Thậm chí, tại bảo tàng âm nhạc Hybe Insight, người hâm mộ có thể mua các mảnh vải từ trang phục của thần tượng như món quà lưu niệm.
Trả về cho nhà tài trợ
Các nhóm nhạc nổi tiếng hoặc thuộc công ty lớn thường "lọt vào mắt xanh" của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp. Khi tham dự những sự kiện quan trọng, stylist (nhà tạo mẫu) thường mượn trang phục đắt đỏ từ các nhà mốt danh tiếng để làm nổi bật sự xuất hiện của thần tượng.
Sau khi hoạt động kết thúc, stylist có nhiệm vụ đóng gói cẩn thận và gửi trả lại trang phục cho thương hiệu. Việc này giúp tăng cường mối quan hệ thân thiết giữa thương hiệu và nghệ sĩ, đặc biệt khi có sự hợp tác lâu dài.
Đấu giá gây quỹ
Trang phục các thần tượng Kpop mặc khi quảng bá MV (video âm nhạc) được may đo riêng theo số đo của họ. Vì vậy, chúng không có tính ứng dụng cao. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, những bộ trang phục này chỉ còn giá trị trưng bày.
Tuy nhiên, chi phí để làm một bộ đồ cho idol (thần tượng) mặc trong MV không hề rẻ. Theo số liệu từ Allkpop, mỗi bộ trang phục có giá trung bình 175 USD (hơn 4,4 triệu đồng) bao gồm vải, phụ kiện và chi phí sản xuất.
Để tránh lãng phí thay vào đó thu về nhiều tiền hơn, công ty quản lý thường tổ chức đấu giá. Nhiều khán giả cho biết, họ từng mua được trang phục sân khấu trong các lần trở lại hoặc mặc trong MV.
Năm 2009, nhóm nhạc nữ đình đám SNSD từng bán đấu giá trang phục trong MV Chocolate Loveđể quyên góp tiền cho trẻ em khắp thế giới. Tại thời điểm đó, những chiếc váy Yoona từng mặc được bán với giá cao nhất, khoảng 6.800 USD (hơn 172,2 triệu đồng).
Trưng bày tại triển lãm
SM từng dành một khu vực riêng để trưng bày những trang phục biểu diễn của "gà nhà". Khu triển lãm của SM cũng được dùng để làm nơi trưng bày giải thưởng mà nhóm nhạc đã đạt được.
Ở bảo tàng âm nhạc Hybe Insight - nơi thường xuyên diễn ra các triển lãm - cũng trưng bày nhiều mẫu vải từ quần áo của các thần tượng từng mặc.
Người hâm mộ có thể đến bảo tàng ngắm nhìn hoặc mua miếng vải vụn này để sưu tập. Trong một số trường hợp, công ty chủ quản có thể tổ chức sự kiện để tặng trang phục thần tượng từng mặc cho người hâm mộ may mắn.
Hậu bối mặc lại đồ của tiền bối
Nhiều người hâm mộ đã tinh mắt phát hiện dù xuất thân từ công ty lớn, nhóm nhạc ITZY nhiều lần phải mặc lại đồ cũ. Thậm chí, stylist đã cho ITZY diện lại trang phục mà TWICE từng mặc từ một năm trước.
Có thể thấy, dù cho hậu bối mặc lại trang phục của tiền bối, cách phối của stylist dành cho thành viên Ryujin (ITZY) không có sự sáng tạo so với khi Momo (TWICE) diện, thứ khác biệt duy nhất chỉ là kiểu tóc.
Thậm chí, người hâm mộ còn phát hiện, ITZY được mệnh danh là "tân binh khủng long" nhưng phải diện lại một bộ trang phục diễn đến 5 lần.
Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng, stylist của nhóm nên làm việc chăm chỉ hơn bằng cách sáng tạo trang phục đa dạng và hạn chế tái sử dụng trang phục nhiều lần gây nhàm chán hình tượng.