Ngày 6/6/2023, Nokia đã chia sẻ chiến lược mới về công nghệ và chiến lược mới của tập đoàn, tại sự kiện 'Amplify Vietnam', được tổ chức tại Hà Nội, thể hiện cam kết mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ tiến trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Điểm nổi bật của sự kiện là các phần trình diễn sản phẩm, giải pháp, nơi Nokia đưa một số cải tiến về sản phẩm và công nghệ mới nhất của mình, trong danh mục giải pháp dành cho doanh nghiệp, mạng di động, mạng điện toán đám mây và công nghệ hạ tầng mạng. Được lựa chọn kỹ càng từ các sản phẩm, giải pháp mà công ty đã triển lãm tại Mobile World Congress 2023 năm nay, những trình diễn này cho thấy, Nokia đã sẵn sàng định hình tương lai của các ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, thông qua hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi sang 5G và chuyển đổi số.
Ông Rubén M. Flores, Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam, cho biết: "Khi thời điểm thương mại hóa dịch vụ 5G đang đến gần, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên chuyển đổi. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của tiến trình số hóa đối với đất nước và do đó, chúng tôi cam kết hỗ trợ hệ sinh thái Việt Nam trong việc nắm bắt và thúc đẩy cơ hội này trong tất cả các ngành. Với chiến lược thương hiệu mới, chúng tôi có vị thế sẵn sàng hơn bao giờ hết để hợp tác với khách hàng và đối tác nhằm khai phóng tiềm năng to lớn của hạ tầng mạng của họ và tạo ra tác động lâu dài.
Tại sự kiện này, ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc Công nghệ (CTO) Nokia Việt Nam cho hay, Nokia đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 với dự án đầu tiên là mạng 2G của MobiFone. Hiện Nokia đã cung cấp thiết bị 5G cho cả VNPT, Viettel và MobiFone.
Ông Hoàng Ngọc Thức cho rằng, Việt Nam đã thử nghiệm 5G khá sớm từ năm 2020. Hiện công nghệ 5G đã được thương mại 5 năm và đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, theo Nokia Việt Nam cũng đã đủ điều kiện để triển khai mạng 5G. Cụ thể, trong các điều kiện để triển khai 5G, hiện tỷ lệ người dùng smartphone cao với hơn 80% và trên 30% smartphone đã hỗ trợ 5G. Điểm yếu duy nhất của Việt Nam là khả năng chi trả của các thuê bao tương đối thấp, chỉ khoảng 3 USD/1 thuê bao.
Đồng thời, theo ông Hoàng Ngọc Thức, 5G sẽ được ứng dụng mạnh mẽ vào các lĩnh vực như: thành phố thông minh, bến cảng, các nhà máy sản xuất công nghiệp, thực tế ảo...
Đại diện Nokia cũng nhấn mạnh, xây dựng mạng 5G cũng như việc xây dựng đường cao tốc đó là hạ tầng băng rộng để thúc đẩy chuyển đổi số cho người dân và xã hội. Tuy nhiên, để có được băng rộng này thì Chính phủ phải cấp đủ băng tần cho doanh nghiệp.
“Các nhà mạng tại Việt Nam bắt đầu tắt sóng 2G và 3G. Vì vậy, các nhà mạng đều có nhu cầu băng tần để cung cấp các dịch vụ băng rộng. Tuy nhiên, họ cũng cân nhắc các yếu tố khi tiến hành đấu giá. Để triển khai mạng 5G cần 60 MHz trở lên đến 100 MHz. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì mỗi nhà mạng cần từ 80 MHz trở lên”, ông Hoàng Ngọc Thức chia sẻ.
Về hoạt động của Nokia tại Việt Nam, ông Thức cho biết, Nokia cũng đã sản xuất thiết bị băng rộng cố định tại Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Úc. Nokia đang đứng đầu về thị phần thiết bị 4G tại Việt Nam. Ngoài mảng di động, hãng cũng nhắm đến cung cấp giải pháp băng rộng cho các doanh nghiệp như: VNPT, FPT, CMC.
Mỗi người có một chiếc smartphone sẽ thúc đẩy phổ cập chữ ký sốViệc phổ cập smartphone tới từng người dân và Internet cáp quang tới từng hộ gia đình sẽ là điều kiện cần, để tạo môi trường cho chữ ký số phát triển.(责任编辑:Nhà cái uy tín)
Con gái Xuân Lan thể hiện khả năng catwalk chuyên nghiệp
Hà Nội: Trời không mưa, cổng trường ngập nặng
Những đại học Mỹ trúng tuyển 90% nếu nộp đơn sớm
HS lớp 12 cũng được dự tuyển cử nhân quốc tế
Mèo hoan hỷ trong niềm tin người Nhật và chiếc quán xinh xắn của tôi
Katy Perry đính hôn lần 2 sau ngày Valentine lãng mạn
Cuộc sống Hiệp Gà thế nào sau quá khứ đầy rẫy scandal?
Nền tảng Make in Vietnam đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á
Elon Musk khen các hãng xe Trung Quốc
Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice đạt chuẩn của Tổng cục thuế