Tuần trước,ốcsiếtxuấtkhẩucôngnghệlưỡngdụnhận dinh bong da hội đồng nhà nước Trung Quốc đã thông qua quy định quản lý hàng hóa lưỡng dụng. Thông tin chi tiết về quy tắc mới không được công bố, song vào tháng 4/2022, Bộ Thương mại nước này đã ban hành dự thảo lấy ý kiến đóng góp từ công chúng.
Theo đó, dự thảo đề xuất điều chỉnh Luật Kiểm soát Xuất khẩu 2020 và thiết lập quy tắc thống nhất trong giải quyết những vấn đề xung quanh xuất khẩu công nghệ hạt nhân, tên lửa, công nghệ sinh học và hóa chất.
Lu Xiang, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định quy định mới được ban hành “kịp thời” trong bối cảnh cạnh tranh chính trị quốc tế hiện tại, cũng như các vụ nổ máy nhắn tin tại Li-băng là ví dụ về việc vũ khí hóa các sản phẩm dân sự.
Theo chuyên này, khía cạnh quan trọng của quy định là thiết lập khuôn khổ quản lý có thể truy xuất nguồn gốc người dùng cuối, cũng như mục đích sử dụng công nghệ.
Năm ngoái, Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát xuất khẩu máy bay không người lái, thiết bị hàng không vũ trụ và một số khoáng sản như gali, germani, kim loại hiếm quan trọng trong sản xuất bán dẫn.
Theo Chong Ja-ian, Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tiếp theo của Trung Quốc - cùng với các hạn chế của Mỹ và Châu Âu - có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh và sản xuất công nghệ toàn cầu.
"Ở một số khía cạnh, điều này có thể khiến việc tìm nguồn cung ứng một số công nghệ trở nên khó khăn hơn đối với các quốc gia khác, nhưng trên thực tế có thể đẩy nhanh quá trình phát triển các hệ sinh thái công nghệ và chuỗi cung ứng riêng biệt trên toàn thế giới vốn đã đang diễn ra",ông cho biết.
(Theo SCMP)
Nhật Bản, Trung Quốc 'chạy đua' ứng dụng công nghệ lưỡng dụng trong quân sựCác quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu ứng dụng các công nghệ dân sự phục vụ mục đích quân sự.