发布时间:2025-01-23 09:14:06 来源:Fabet 作者:Nhà cái uy tín
Trong đó,ườilínhgóplươngnhậnnuôihơnhọcsinhởđồnbiêngiớiNghệkeo nha cai.men có 19 cháu là con nuôi tại đồn Biên phòng và 106 cháu là con nuôi đỡ đầu ở tại gia đình, theo ba chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Tiếp sức đến trường” và “Con nuôi đồn Biên phòng”.
Trung tá Hồ Minh Hoan – Phó phòng Tham mưu BĐBP Nghệ An - Ảnh: Từ Thành |
Theo đại úy Hà Huy Thành – Chính trị viên Đồn Biên phòng Keng Đu (huyện Kỳ Sơn) - chia sẻ: Đầu tháng 10/2019, đồn được giao nhiệm vụ nuôi 2 cháu Lo Văn Diệu (2008) và Xeo Văn Điệp (2008), cả hai em đều học lớp 6 Trường THCS – DTBT Keng Đu.
Đại uý Hà Huy Thành – Chính trị viên Đồn Biên phòng Keng Đu (phải). Ảnh: Quốc Huy |
“Phần lớn các cán bộ ở đồn đều đã có gia đình, vợ con nên phần nào có kinh nghiệm trong dạy dỗ, chăm sóc các cháu nhỏ. Các con ở đồn cứ xưng bố với con. Tuy nhiên, khó khăn nhất với 2 cháu là mỗi tháng riêng tiền ăn uống đã hết hơn 3 triệu đồng. Do không có nguồn thu nhập nào khác nên tất cả các chi phí đều vận động từ nguồn lương của các cán bộ chiến sỹ” – Đại uý Thành tâm sự.
Hàng tháng hơn 40 cán bộ ở đồn trích hơn 100 nghìn đồng mỗi người từ tiền lương của mình để dành quỹ nuôi 2 cháu.
Đại uý Nguyễn Xuân Sơn – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý cùng các con nuôi trong 1 chuyến đi |
Lần đầu tiên các cháu ở miền biên viễn được về thành phố Vinh, Nghệ An |
“Tôi quán triệt với anh em rằng chúng ta nhận 2 con về nuôi ở đồn thì phải rèn giũa các con về nhân cách, thói quen sinh hoạt phải tốt hơn” – Chính trị viên đồn Keng Đu chia sẻ.
Không phụ lòng của những người cha nuôi đặc biệt, tháng 5 vừa qua, em Lo Văn Diệu vinh dự là cháu ngoan Bác Hồ toàn huyện Kỳ Sơn.
Đại uý Thành kể lại từ gần 4h sáng, mấy “bố con” dậy khăn gói vượt hơn 300km xuống đến Vinh. Vợ anh dạy ở TP.Vinh còn gọi điện hỏi “Anh có đưa đứa nào về không đó?", rồi cả hai cười xoà mà anh không kịp ghé về thăm gia đình.
Cả hai con ở đồn Keng Đu đều nuôi ước mơ sau này sẽ trở thành người lính mang quân hàm xanh.
Còn Đại uý Nguyễn Xuân Sơn – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) - kể đồn nuôi 2 cháu Già Bá Thông (sinh năm 2010, lớp 3) và Kha Ngọc Chuyên (sinh năm 2009, lớp 5).
“Mới đầu, các cháu về đồn là khóc suốt, chúng tôi phải dỗ dành, chờ cuối tuần bố mẹ đến thăm. Sau này, việc đến thăm ngày càng thưa dần. Các cháu là người Mông ăn uống bằng thìa, chan nước và bây giờ đang tập cho các con ăn bằng đũa” - Đại uý Sơn nói.
Trở thành học sinh giỏi toàn diện
Đại uý Trần Văn Tùng – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) - thì cho biết đồn nhận nuôi 2 cháu Thò Bá Xa (SN 2008) và Xồng Bá Tu (SN 2008) là người dân tộc Mông, năm nay lên lớp 7.
Ngoài ra, đồn còn đỡ đầu 3 cháu trong chương trình “Nâng bước đến trường”.
“Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, chúng tôi phải thành lập tổ chăm sóc sức khoẻ dạy các cháu học và nấu phù hợp với món ăn lúc ở nhà” – Đại uý Tùng nhớ lại.
Cô La Thị Hà giáo viên chủ nhiệm hai em Xa (phải) và Tu (trái) |
Khoảng 5 tháng đầu, cứ tới cuối tuần các con tại đồn lại muốn về nhà thăm bố mẹ. Lâu dần, các con quen nề nếp và chịu ở lại để học tập, rèn luyện.
Cô La Thị Hà - giáo viên chủ nhiệm Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - THCS Nậm Càn - chia sẻ lúc đầu các cháu còn rụt rè, giao tiếp ít với thầy cô và học lực yếu, trung bình. Sau 1 năm được đồn Biên phòng nhận làm con nuôi thì các cháu tiến bộ rõ rệt. Kết quả học kỳ 1, em Thò Bá Xa được cử làm lớp trưởng của lớp 6B, học sinh gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp. Đến học kỳ 2, em Xa là một trong 2 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện của trường.
“Học xong, lớn lên con thích được làm lính bộ đội Biên phòng” – cháu Thò Bá Xa thổ lộ.
Một số hình ảnh Bộ đội Biên phòng Nghệ An chăm lo cho các con nuôi:
Đồn Biên phòng Nậm Càn |
Thượng uý Trần Minh Hiếu đang dạy học cho 2 con nuôi ở đồn |
Buổi sáng chuẩn bị đi học |
Chở các con đi học |
Em Thò Bá Xa |
Bên trong lớp học của em Xa và Tu ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - THCS Nậm Càn. Ảnh: Quốc Huy |
Mẹ bỏ đi từ năm hơn 1 tuổi, năm 17 tuổi, Lê Thanh Truyền (SV năm thứ 5, ĐH Y Dược TP.HCM) lại mồ côi cha. Một mình Truyền vừa đi học vừa đi làm nuôi em trai bị trầm cảm.
相关文章
随便看看