“Đội ngũ tuyến đầu vất vả quá,ườiđànônglầntrốnvợconđitìnhnguyệnláixecứuthươngởtâmdịkết quả al nasr tôi mong có thể hỗ trợ điều gì đó” Đầu tháng 5, Đỗ Tuấn Kiên (sinh năm 1983, Hà Đông, Hà Nội) nói chuyện điện thoại với người bạn làm khối ủy ban ở huyện Việt Yên, Bắc Giang. Người này tâm sự, tình hình dịch Covid-19 tại địa phương đang rất căng thẳng, số ca F0 tăng nhanh, trong khi cả huyện mới chỉ huy động được 2 xe cấp cứu vận chuyển bệnh nhân. “Để em giúp”, Kiên không do dự nói với người bạn. Anh đang công tác tại một cơ sở phục vụ người có công ở Hà Nội, vẫn thường chạy xe cứu thương đi các nơi. Hàng ngày, đọc tin tức về Bắc Giang, thấy đội ngũ tuyến đầu rất vất vả, Kiên luôn mong muốn có thể hỗ trợ điều gì đó. Sau khi xin ý kiến cơ quan và được chấp thuận, tối đó, anh tâm sự với vợ về ý định của mình. Thế nhưng, vợ Kiên không đồng ý. Hai năm nay, anh đã nhiều lần xung phong vào các vùng dịch tại Hà Nội, Hải Dương, chị hiểu những nguy hiểm nào đang chờ chồng mình phía trước. Không thuyết phục được vợ, 4h sáng hôm sau, Kiên tự gấp quần áo, lặng lẽ lên đường. Đi với anh có người cháu họ là Phạm Đức Phúc, sinh năm 2000, cùng làm trong cơ sở phục vụ người có công. Phúc vừa cưới vợ không lâu, cũng phải giấu gia đình để đi tình nguyện. Hai chú cháu chạy xe cứu thương xuống thẳng huyện Việt Yên và bắt tay ngay vào công việc. Đến trưa, Kiên mới gọi về cho vợ con để xin lỗi, động viên. Sau hơn 1 tuần làm việc tại Bắc Giang, Kiên và Phúc trở lại Hà Nội, cách ly 21 ngày. Nhưng khi vừa kết thúc hạn cách ly, tới đầu tháng 6, anh lại tình cờ trò chuyện với một người thân ở TP. Bắc Ninh, nơi cũng đang là điểm nóng về dịch Covid-19. Trung tâm Y tế thành phố khi ấy chỉ có 1 xe cứu thương duy nhất, trong khi khối lượng công việc quá lớn: chở mẫu, đón F1, F0,… Suy nghĩ trong chưa đầy 1 tiếng, Kiên tiếp tục xin ý kiến cơ quan và gọi cho Phúc để sắp xếp lên đường. Lần này, anh không dám kể với vợ. 20h tối, anh nói dối rằng có chuyến xe cứu thương đi Quảng Bình, nhờ vợ gấp cho 2 bộ quần áo, sau đó lên xe đi Bắc Ninh. “Mấy tiếng sau, cô ấy nóng ruột nên gọi video, tôi mới nói thật là anh đi Bắc Ninh làm tình nguyện. Thấy vợ cố nén nước mắt, tôi biết cô ấy rất tủi thân. Các con ngồi đó cũng òa khóc vì không muốn bố xa nhà…”, Kiên nhớ lại. Những chuyến xe không nghỉ Ở Việt Yên, Bắc Giang, nhóm của Kiên được xếp vào đội phản ứng nhanh, chủ yếu là đi đón ca dương tính về cơ sở điều trị. Những ngày đầu, xe hoạt động 24/24 do số lượng bệnh nhân quá lớn. Cháu trai chưa quen đường, Kiên cầm lái tất cả các chặng. Bệnh nhân được đón theo đợt, có đợt lên tới cả trăm người. Đưa hết tất cả về cơ sở y tế, kíp vận chuyển mới có thể được nghỉ ngơi đôi chút, chờ đợt tiếp theo. Tuy nhiên, khoảng nghỉ rất ít bởi nhiều khi “ca này vừa xong, ca khác lại tới”. Thời tiết ở tâm dịch lúc này lên tới 39, 40 độ C, xe cứu thương lại không thể bật điều hòa để đảm bảo an toàn. Việc mặc đồ bảo hộ 24/24 khiến áo quần Kiên luôn ướt sũng, cơ thể mỏi mệt, háo nước. “Nếu được nghỉ, tôi chỉ tranh thủ uống sữa hay nước hoa quả để cầm hơi chứ không ăn được cơm. Khô họng cả ngày nên khó nuốt lắm”, anh nói. Hơn 1 tuần ở Bắc Giang, Kiên gầy đi 4kg. Khi sang TP. Bắc Ninh, công việc không có nhiều sự khác biệt, duy chỉ có nhiệm vụ đa dạng hơn: vừa chở nhân viên y tế đi lấy mẫu, giao mẫu, vừa đón bệnh nhân dương tính, người đã được công bố khỏi bệnh,… Giờ giấc không cố định, bất kể đang tắm hay đang ăn, nếu có thông báo, anh đều phải bỏ dở để lên đường. Sau mỗi lần vận chuyển, hai chú cháu tự khử khuẩn xe. “Do sử dụng Clo phun liên tục để khử khuẩn, rất nhiều phần trong xe bị bung rỉ, hỏng hóc. Tối hôm trước trời mưa to, Phúc lùi xe ra phun rửa thì không may bị trôi xuống dốc, xe móp và vỡ đèn. Chúng tôi phải nhanh chóng tự khắc phục để có thể tiếp tục công việc”, Kiên kể. Tuýp thuốc bôi da trở thành “người bạn” không thể thiếu của Kiên mỗi tối, vì đeo găng tay phòng hộ và tiếp xúc với cồn nhiều khiến da bàn tay thường xuyên phồng rộp. Bữa tiệc sinh nhật đặc biệt nơi tâm dịch Khi mới tới Bắc Ninh, Kiên hứa với vợ con sẽ có mặt trong ngày giỗ bà nội (ngày 17/6) và sinh nhật con gái vào hôm sau. Tuy nhiên, anh không thể về bên gia đình. Ngày 18/6, vợ Kiên cũng đột xuất phải đi công tác trong Huế, tiệc sinh nhật của con đành phải hủy dù cô bé rất mong chờ. Thương con, đến 10h đêm, Kiên xin nghỉ làm sớm để về phòng trọ, chuẩn bị bánh gato và gọi video cho con. Hai bố con cùng thổi nến, cùng hát chúc mừng sinh nhật. Có món quà đặc biệt của bố, cô bé nín khóc, vui vẻ trở lại. Vợ chồng Kiên có 3 bé, con gái lớn 12 tuổi, hai em nhỏ 8 tuổi và 5 tuổi. Lần nào gọi điện, các cháu cũng khóc, hỏi bố khi nào về. “Những đêm tan làm, lái xe trên đường vắng ngắt, lại nghĩ đến các con rồi buồn, tủi thân. Nếu ở nhà, tầm đó chắc tôi đang được ôm con ngủ…”, anh nói. Hôm trước, Kiên hứa với con đến cuối tháng 6 sẽ về Hà Nội. Nhưng tình hình dịch ở TP. Bắc Ninh những ngày gần đây đang căng thẳng trở lại, anh biết sẽ lại thất hứa với con thêm một lần. “Người dân Bắc Ninh tốt lắm. Mỗi lần chúng tôi đi qua các chốt, họ lại cảm ơn rồi mang tặng những ly nước chanh đá, nước hoa quả. Hôm sinh nhật con tôi, cũng là một chị biết chuyện nên mua tặng bánh kem. Tôi cảm nhận được sự chân thành của bà con, lại biết họ vì dịch dã nên rất khổ. Bởi vậy, chúng tôi vẫn muốn ở lại để giúp họ phần nào”, Kiên nói. Nguyễn Liên Từ khoảng cách vài mét, điều dưỡng Hạnh đứng nhìn con, cố nén nước mắt. Đây là lời hứa của chị với con trai, để cháu được "nhìn thấy mẹ một chút" cho vơi bớt nỗi nhớ sau hơn 1 tháng xa cách.Anh Đỗ Tuấn Kiên tại Trung tâm Y tế TP. Bắc Ninh - Ảnh: Hải Nam Bữa tiệc sinh nhật đặc biệt anh Kiên chuẩn bị cho con gái - Ảnh: NVCC Cuộc gặp gỡ xúc động trước cổng viện của nữ điều dưỡng và con trai 3 tuổi