Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định 88 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. TheÉpmuabảohiểmkèmkhoảnvaycóthểbịphạtítnhấttriệuđồbảng xếp hạng vdqg đứco đó, Ngân hàng Nhà nước quy định phạt tiền từ 400 triệu đến 500 triệu đồng nếu các nhà băng gắn sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Mức phạt này được bổ sung nhằm tương thích với Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ đầu tháng 7 năm nay. Hiện các quy định của ngành ngân hàng không đề cập hình thức bảo hiểm nào là bắt buộc tham gia với người đi vay. Còn Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành từ cuối năm ngoái cấm ngân hàng bán kèm bảo hiểm liên kết đầu tư (một dạng sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ) trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay. Các loại bảo hiểm khác như bảo hiểm khoản vay, cháy nổ, tử kỳ, hỗn hợp... không được Bộ Tài chính đề cập tại Thông tư này. Chế tài xử phạt mới của ngành ngân hàng được đưa ra sau hàng loạt phản ánh của người dân cho biết bị ép mua kèm bảo hiểm nhân thọ khi đi vay suốt thời gian qua. Nhiều người vay chấp nhận mua kèm bảo hiểm nhân thọ (sản phẩm bảo hiểm giá trị lớn và phải đóng tiền dài hạn) như một "luật ngầm" để được giải ngân. Ngoài bảo hiểm nhân thọ, các ngân hàng cũng thường bán kèm bảo hiểm khoản vay, cháy nổ... với giá trị thấp hơn khi giải ngân khoản vay. Đây là các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc, được các ngân hàng đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và khoản vay. Việc mua bảo hiểm khoản vay hay cháy nổ theo các ngân hàng, giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ vay thế chấp, bảo vệ tài sản đảm bảo... Quỳnh Trang