发布时间:2025-01-12 22:52:52 来源:Fabet 作者:Cúp C1
Sở hữu trí tuệ không thể thiếu trong nền kinh tế sáng tạo
Ngày 17/4/2024, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội thảo Bản quyền và phát triển bền vững ngành công nghiệp sáng tạo nội dung số.
Theo số liệu khảo sát công bố năm 2021 của WIPO về đóng góp kinh tế của các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên bản quyền, tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, phần đóng góp này chiếm khoảng 11,99% GDP, Hàn Quốc là 9,89% GDP, Pháp là 7,02% GDP, Australia là 6,8%... Những số liệu này cho thấy việc bảo hộ hiệu quả bản quyền có vai trò quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, qua số liệu ước tính, giá trị tăng thêm (giá hiện hành) của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 ước đạt 5,82%; năm 2019 ước đạt 6,02%; năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của đại dịch nên số liệu có sự sụt giảm chỉ còn khoảng 4,32% và 3,92%; đến năm 2022 các ngành đã bắt đầu phục hồi và giá trị đóng góp có sự tăng trưởng ước đạt 4,04%. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp ước đạt bình quân 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, vai trò của sở hữu trí tuệ cũng ngày càng thể hiện rõ nét và là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Đổi mới sáng tạo và Sở hữu trí tuệ là trung tâm để giải quyết những thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của xã hội.
Hiện nay, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển mới về mặt nghệ thuật, công nghệ và cách thức tiếp cận công chúng; khía cạnh thương mại của các ngành công nghiệp văn hóa cũng được chú trọng đầu tư, phát triển. Làm tốt công tác bảo hộ bản quyền là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Sử dụng công nghệ để chống đánh cắp bản quyền
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm bản quyền số cho rằng việc bảo vệ bản quyền trên môi trường số cũng giống như bảo vệ tải sản trên môi trường vật lý.
Ông Chung đưa ra 8 loại đánh cắp bản quyền trên môi trường số. Sau đó, các đối tượng này được đưa vào các hình thức kiếm tiền như trên nền tảng viễn thông, mạng xã hội, ứng dụng OTT, nền tảng có nhu cầu khai thác chéo, nền tảng phân phối nội dung trả tiền.
Ở trên môi trường số có đan xen nhiều hình thức phân phối khác nhau như một bộ phim truyền hình có thể phát trên truyền hình và nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó, các nền tảng xuyên biên giới thường chỉ tuân thủ tại các nước họ đặt trụ sở. Vậy chính sách này có tương thích với chính sách của Việt Nam hay không. Vì vậy, đặt ra vấn đề chúng ta phải xây dựng chính sách đảm bảo sự phát triển của công nghệ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Các doanh nghiệp làm nội dung của Việt Nam thường là doanh nghiệp nhỏ, khó có khả năng thuê luật sư, xử lý khi gặp vấn đề vi phạm bản quyền. Trong khi đó, nội dung lại bị các chủ thể xấu ăn cắp phân phối trên các nền tảng số.
Vấn đề đặt ra là công nghệ hỗ trợ gì trong bảo vệ bản quyền trên môi trường số? Ông Hoàng Đình Chung cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp công nghệ đã có giải pháp đăng ký xác thực bản quyền để chống đánh cắp trên môi trường số. Nội dung sẽ được mã hóa trước khi đưa lên môi trường số, rà quét tự động và sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện nội dung vi phạm bản quyền.
Đề cập đến chính sách bản quyền trên môi trường số, ông Phạm Thanh Tùng, đại diện Cục Bản quyền tác giả cho biết, Việt Nam có nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả không chỉ cho công dân Việt Nam và cả các tổ chức, cá nhân các quốc gia trên thế giới là thành viên của các tổ chức công ước quốc tế như Berne, Rome, Geneva, WCT… Để làm được điều này, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật như Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là quy định cơ bản để các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng trong thực tiễn và thực thi nghiêm vấn đề bản quyền tác giả.
“Chúng tôi đã phân định rõ các quyền như sao chép, phân phối, kể cả những nhà cung cấp dịch vụ trung gian để có thể giúp kiểm tra, xử lý những vấn đề này khi có tranh chấp. Các chủ thể cũng có thể tự kiểm tra và bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng được đồng bộ và tương thích với luật quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và thực thi bảo vệ bản quyền”, ông Phạm Thanh Tùng nói.
Tuy nhiên, ông Tùng cũng khẳng định tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam tương đối cao do nhiều nguyên nhân. Trong đó, yếu tố môi trường số là môi trường xuyên biên giới nên khó xác định các chủ thể và hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, bộ máy thực thi của Việt Nam còn hạn chế nên khó xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường số.
Đại diện Cục Bản quyền tác giả cho rằng, giải pháp là tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là quy định về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số hướng tới xây dựng Luật Bản quyền tác giả độc lập. Để chống xâm phạm bản quyền trên không gian mạng cần phải nâng cao trách nhiệm của xã hội và doanh nghiệp, cảnh báo doanh nghiệp không nên mua quảng cáo các trang mạng hoặc mạng xã hội vi phạm bản quyền.
相关文章
随便看看