Từ nay tới ngày 23/8,ốngtrongviệntâmthầnnămnghệsĩNhậtliêntụccótriểnlãmchoángngợbxh thái lan Yayoi Kusama có triển lãm mang tên Bạn, tôi và những quả bóng tại Manchester (Anh). Đây là buổi trưng bày lớn nhất trong sự nghiệp của nữ nghệ sĩ người Nhật 94 tuổi.
Kusama nổi tiếng với những tác phẩm lấy cảm hứng từ bí ngô, chấm bi và phòng gương vô cực. Những bức tranh, đồ điêu khắc và sắp đặt gây ảo giác của Kusama đưa chúng ta vượt ra ngoài bản thân, cảm thấy mình là một phần của điều gì đó vĩ đại hơn.
Tự xin vào viện tâm thần ở suốt 46 năm
Kusama được đánh giá là nghệ sĩ còn sống vĩ đại nhất của Nhật Bản với rất nhiều vai trò: họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ sắp đặt và trình diễn, nhà làm phim, tiểu thuyết gia và nhà thơ. Những tác phẩm của bà được bán với giá hàng triệu USD. Tạp chí Timeđã đưa bà vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016.
Chương trình kéo dài một năm của bà tại Tate Modern ở London (Anh) "cháy" vé trong vài phút. Sau khi được gia hạn thêm 1 năm, vé lại tiếp tục bán hết sạch. Bảo tàng The Broad ở Los Angeles (Mỹ) đã bán được 90.000 vé cho buổi triển lãm của Kusama chỉ trong một buổi chiều năm 2018. Phòng trưng bày David Zwirner (New York, Mỹ) phải giới hạn mỗi người chỉ được ở trong 'Phòng gương vô cực' của Kusama 45 giây.
Phía sau ánh hào quang, Kusama phải đối mặt với vấn đề tâm lý từ thời thơ ấu. Năm 1977, bà quyết định chuyển vào ở bệnh viện dành cho người bệnh tâm thần ở Tokyo. Mỗi ngày, bà dành khoảng 9 tiếng để làm việc trong xưởng vẽ gần đó, tối về ngủ ở viện.
“Tôi đấu tranh với nỗi đau, sự lo lắng và sợ hãi mỗi ngày. Phương pháp duy nhất mà tôi tìm ra để chữa bệnh cho mình là tiếp tục sáng tạo nghệ thuật”, Kusama viết trong cuốn tự truyện Infinity Net.
“Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cuộc sống của tôi, đặc biệt là bệnh tâm thần”, bà chia sẻ với báo chí.
Tuổi thơ bất ổn, thanh xuân bất thường
Kusama sinh năm 1929 tại Matsumoto (Nhật Bản) trong một gia đình bảo thủ, thuộc tầng lớp trung lưu giàu có. Người mẹ buộc Kusama phải theo dõi cha mình và những người tình của ông, điều này khiến Kusama vô cùng đau khổ. Khi lên 7 tuổi, Kusama bắt đầu nhìn thấy những đồ vật hằng ngày sáng lên và đôi khi nói chuyện với chúng.
“Một ngày nọ, tôi đột nhiên phát hiện mỗi bông hoa violet đều có nét mặt riêng, giống con người”, bà viết trong tự truyện.
Người cha đã mua cho Kusama họa phẩm nhưng người mẹ muốn bà trở thành phụ nữ nội trợ truyền thống nên tịch thu các bức tranh. Năm 1948, bà theo học Trường Nghệ thuật Kyoto nhưng bị đánh giá "không đạt" môn vẽ.
Trong khi đó, cha mẹ luôn cố lôi kéo Kusama vào những cuộc hôn nhân sắp đặt. Bà miêu tả mình giống như một tù nhân với tinh thần suy sụp khi ở độ tuổi 20.
Tiến sĩ Shiho Nishimaru đã đến xem buổi trình diễn đầu tiên của Kusama và nhận ra bà có khuynh hướng tâm thần phân liệt. Ông khuyến khích nữ nghệ sĩ rời khỏi nhà để bệnh không trở nặng. Kusama bay tới New York và được họa sĩ Georgia O'Keeffe đưa vào giới nghệ thuật ở Mỹ. Bà ở lại đây hơn 15 năm.
Cái giá của sự nổi tiếng
Bà bắt đầu pha trộn chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, nghệ thuật đại chúng và nữ quyền khi làm quen với những nhân vật hàng đầu của thập niên 1960 như Willem de Kooning, Andy Warhol và Roy Lichtenstein. Kusama chứng kiến sự nổi lên thần tốc của họ trong khi bà tụt lại phía sau.
Những năm 1960 là thời kỳ khó khăn với Kusama. Bà từng nhảy qua cửa sổ nhưng thoát chết nhờ rơi vào một chiếc xe. Tiến sĩ Teruo Hirose đồng ý điều trị miễn phí cho bà. Kusama đã đền đáp ông bằng 11 tác phẩm nghệ thuật. Họ vẫn là bạn cho đến khi Tiến sĩ Hirose qua đời vào tháng 11/2019. Số tác phẩm do Kusama tặng được bán với giá 15 triệu USD.
Ân nhân chính của Kusama ở New York là nghệ sĩ ẩn dật Joseph Cornell. Họ gặp nhau vào năm 1964 khi bà làm người mẫu cho ông. “Tôi tin rằng, với Cornell, tôi là tình yêu sét đánh”, Kusama nhớ lại.
Với quyết tâm bền bỉ cùng sự hỗ trợ của người bạn thân và chủ phòng trưng bày Beatrice Webb, Kusama đã đến Venice Biennale (Italy) vào năm 1966 dù không được mời. Bà lấp đầy bãi cỏ ở đó bằng 1.500 quả bóng gương, rao bán với giá 20 USD một quả.
Bà tiếp tục thực hiện một số sự kiện trình diễn quá táo bạo nên vấp phải phản ứng của truyền thông. Hai năm sau đó, Cornell qua đời, kế tiếp là sự ra đi của bố Kusama. Bà vùi đầu vào sáng tác giữa những tổn thương tinh thần nặng nề.
Khi trở lại Tokyo, Kusama đã tự xin vào bệnh viện tâm thần năm 1977 và ở cho tới tận bây giờ.
Năm 1993, bà được chọn tham gia Venice Biennale - địa điểm bà đã bị cấm tham gia 30 năm trước đó. “Đây là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Tôi muốn trở nên nổi tiếng hơn nữa”, bà chia sẻ với FT. Kỷ nguyên “bùng nổ Kusama” bắt đầu.
Lời tự thú của tên trộm tranh khét tiếng nhất thế giớiChỉ dùng một con dao nhỏ, Breitwieser đã tung hoành suốt 7 năm, đánh cắp hơn 200 tác phẩm.