Bùi Việt Hoa_ty lệ keo nha cai
Bùi Việt Hoa - Người viết sử thi Việt trên đất Phần Lan
Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Mauri Raveala - Chủ tịch Hội Hữu nghị Phần Lan - Việt Nam đã nhắc đến một người phụ nữ Việt có công dịch cuốn sử thi Kalevala nổi tiếng của Phần Lan - TS. Bùi Việt Hoa.
Là một dịch giả, nhà ngôn ngữ học, trong suốt 20 năm qua, TS. Bùi Việt Hoa vẫn miệt mài với công việc truyền bá, giao lưu văn hóa và thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam và Phần Lan...
Từ tình yêu với ngôn ngữ
TS. Bùi Việt Hoa theo học ngành Văn học Hungary tại Đại học Tổng hợp Budapest vào những năm 1980 và ngôn ngữ Phần Lan cũng được bà chọn làm ngành thứ hai trong thời gian này. Vào dịp kỷ niệm 150 năm Kalevala ra đời, sử thi Phần Lan đã được giới thiệu cho độc giả dưới rất nhiều hình thức tại Hungary. Điều này khiến bà tò mò và quyết định tìm cơ hội sang Phần Lan để tìm hiểu kỹ hơn về đất nước mà bà dành rất nhiều sự cảm mến.
Năm 1986, bà được nhận học bổng sang Phần Lan tham dự khóa học về Ngôn ngữ, văn hóa và văn học Phần Lan tại Đại học Tổng hợp Helsinki. Cuối khóa học, bà đã được khuyến khích dịch sử thi Kalevala ra tiếng Việt.
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa, văn học của Phần Lan, chính tình yêu với ngôn ngữ của đất nước này là động lực thúc đẩy Bùi Việt Hoa hoàn thành tác phẩm dịch Kalevala - bộ sử thi được đánh giá đã nâng tầm văn học Phần Lan và góp phần phát triển ngôn ngữ Phần Lan. Với việc chuyển ngữ thành công cuốn sử thi Phần Lan bằng tiếng Việt, bà được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho sách dịch hay nhất trong năm 1995 và giải thưởng của Hội Kalevala tại Phần Lan. Nhưng năm sau đó, bà còn cho ra mắt cuốn Cối xay thần Xampo - phiên bản Kalevala bằng văn xuôi dành cho thiếu nhi.
Năm 2002, Bùi Việt Hoa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Budapest với đề tài Sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước và Kalevala. Luận án đã so sánh sự tương đồng và khác biệt nổi bật giữa nguồn tư liệu văn học dân gian của hai nước. Đặc biệt, trong thời gian dịch Kalevala sang tiếng Việt, bà đã nhiều lần được sang thăm các làng thơ Viena - nơi phần lớn nguồn tư liệu làm nên sử thi Phần Lan được sưu tập.
... đến sứ mệnh làm nhịp cầu văn hóa
Không chỉ dừng lại ở công việc dịch thuật, từ những năm 1990, Bùi Việt Hoa đã cùng một số trí thức Việt Nam thành lập Nhóm những người bạn Kalevala. Một trong những mục tiêu của Nhóm là sáng tạo ra một sử thi Việt Nam dựa trên hình mẫu của Kalevala. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhóm đã hợp tác với Quỹ Juminkeko tại Phần Lan và dự án sử thi Con cháu Mon Mân ra đời vào năm 2002 với sự tài trợ kinh phí của Bộ Ngoại giao Phần Lan và sự hỗ trợ của Viện Văn học Việt Nam.
Dự án sử thi được đánh giá là hoàn toàn có khả năng thực hiện vì Việt Nam có nền văn học dân gian giàu có còn hiện hữu cho đến ngày nay. Phần Lan là địa điểm được chọn làm nơi thực hiện các phần việc chính của dự án. Ở đây có Viện lưu trữ văn học dân gian lớn nhất trên thế giới, cũng như Viện nghiên cứu và so sánh sử thi thế giới là Viện Kalevala. Bên cạnh đó thành viên của dự án đã có các chuyến sưu tầm văn học dân gian ở Việt Nam và việc minh họa sử thi được thực hiện tại Việt Nam.
Lấy cảm hứng từ Kalevala của tác giả Elias Lonnrot, sử thi Con cháu Mon Mân được biên soạn dựa trên các sử thi cũng như nhiều nguồn văn học dân gian của các dân tộc sống trên đất Việt Nam. Công trình kéo dài từ năm 2002-2008 kể về sự ra đời của con người cùng thế giới và phần anh hùng ca ca ngợi những con người sáng lập và xây dựng đất nước, đánh đuổi kẻ thù xâm lăng… Đáng chú ý, tác phẩm được thực hiện theo phương pháp người sưu tầm cũng là người kể chuyện, gắn kết các bài thơ và được dịch ra tiếng Anh đã góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam và giúp văn học dân gian Việt Nam được thế giới biết đến nhiều hơn.
Khi viết Con cháu Mon Mân, TS. Bùi Việt Hoa cùng những người bạn của mình mong muốn các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều tìm được ở trong đó những điều thân thuộc của riêng mình. Bên cạnh mục tiêu tập tuyển các giá trị văn học truyền miệng của các dân tộc, dự án muốn bảo tồn và đề cao vai trò và vị thế của các dân tộc thiểu số trong xã hội Việt Nam, cũng như đưa ra một cách tiếp cận mới cho ngành nghiên cứu sử thi ở Việt Nam.
Hiện tại, Bùi Việt Hoa là hội viên Hội Văn học Phần Lan, Hội Kalevala (Phần Lan) và Hội Nhà văn Việt Nam. Cùng với việc tham gia Dự án Nhịp cầu văn hóa của Quỹ Juminkeko, bà cũng là dịch giả của một số tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, văn học Phần Lan và Hungary và tác giả của nhiều bài viết nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Đặc biệt, là thành viên của Hội Hữu nghị Phần Lan - Việt Nam, bà cùng các đồng nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động gây quỹ ủng hộ Việt Nam, các buổi nói chuyện chuyên đề quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, tổ chức đón Tết Nguyên đán, Tết Trung thu cùng các gia đình bà con kiều bào Việt và tham vấn cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Phần Lan mong muốn sang thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, làm ăn với các đối tác Việt Nam.
Theo Hà Anh
Thế giới & Việt Nam
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/72b599546.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。