Ác cảm với thực phẩm chức năng_kết quả giải vô địch quốc gia hàn quốc
Thái độ của xã hội với TPCN khá chia rẽ. Đông đảo người dân tin dùng,Áccảmvớithựcphẩmchứcnăkết quả giải vô địch quốc gia hàn quốc dẫn đến doanh số của nhiều sản phẩm rất cao. Một số khác, chủ yếu là các nhà chuyên môn, khá ác cảm với mấy chữ "thực phẩm chức năng", thường nhấn sâu vào khía cạnh tác dụng không rõ ràng của TPCN và khuyên người dân không nên dùng. Nhưng doanh số của TPCN vẫn tăng cao, bất chấp khuyến cáo của giới chuyên môn.
Những năm qua, thị trường thực phẩm chức năng phát triển bùng nổ, hiện giờ đã có 24.000 số đăng ký, vượt qua cả thuốc (22.000). Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Các sản phẩm này được pháp luật công nhận là có ích. Không phải lúc nào bữa ăn cũng cung cấp cho con người đủ dưỡng chất cần thiết. Vì thế thực phẩm chức năng bổ sung các chất thiết yếu, sẽ là tốt cho sức khỏe con người.
Ví dụ hàng ngày người khỏe cũng nên uống bổ sung một viên multi vitamin, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi bị rối loạn tiêu hóa mức nhẹ, có thể uống bổ sung vi khuẩn đường ruột có ích và một số enzym tiêu hóa. Khi tập thể thao có thể uống bổ sung khoáng chất để bù lại lượng muối đã mất và uống thêm protein để tăng cơ...
Nếu chỉ có vậy thì tình hình TPCN của Việt Nam cũng giống như các nước, không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên Việt Nam có một đặc thù mà ít nước gặp phải, là khá nhiều TPCN được quảng cáo như thuốc và người dân cũng sử dụng như thuốc chữa bệnh, bất chấp dòng chữ "sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" in trên bao bì sản phẩm.
Tại sao lại có chuyện như vậy?
Các định nghĩa và điều luật về TPCN hiện hành gần như được học hỏi hoàn toàn từ phương Tây, mà chưa tính đến đặc thù của y học Việt Nam. Y học Việt Nam có sự tồn tại song hành của cả y học phương Tây và phương Đông, còn gọi là y học hiện đại và y học cổ truyền. Dù có cùng đích đến là bảo vệ sức khỏe con người, hai nền y học này có cơ sở lý luận, phương pháp thực hành khác hẳn nhau.
Y học cổ truyền vẫn cắm rễ sâu rộng trong tâm lý nhân dân. Kinh nghiệm hàng nghìn năm chữa bệnh bằng cây cỏ để lại một kho tàng các vị thuốc và bài thuốc chữa từ các bệnh thông thường tới nan y. Hơn một trăm năm tiếp thu y học phương Tây vừa qua lại mang đến cho người dân cái nhìn pha trộn kiến thức y học Đông - Tây.
Ví dụ người có khả năng tình dục kém bị cho là thận hư. Nhưng thận ở đây không phải là quả thận lọc nước tiểu, mà là thận của y học cổ truyền, có chức năng về sinh sản, còn chức năng lọc ra nước tiểu theo y học cổ truyền lại do một số bộ phận khác phụ trách như tiểu trường, bàng quang. Tương tự người bị ngứa được dân gian gọi là nóng gan, nhưng y học hiện đại không có khái niệm gan nóng hay lạnh. Bản chất ở đây là tạng can, theo y học cổ truyền, bị nóng.
Chính vì thế, cách lý giải và điều trị bệnh của người Việt hiện nay có sự mềm dẻo khá độc đáo: một bệnh có thể lý giải bằng cả hai nền lý luận, bằng cả hai phương thuốc khác nhau. Người được đào tạo bài bản về y học hiện đại hoặc y học cổ truyền có thể phân biệt được, còn với quảng đại quần chúng thì các kiến thức trên hòa quyện khó mà phân định. Vì thế, với góc nhìn của người làm y học hiện đại, một sản phẩm được quảng cáo bằng kiến thức y học cổ truyền có thể bị coi là khoa trương, không khoa học.
Y học cổ truyền được bảo hộ bằng pháp luật, có hệ thống thống nhất từ trung ương tới địa phương. Các vị thuốc và bài thuốc y học cổ truyền là kết tinh kinh nghiệm chữa bệnh lâu đời của nhân dân, nên Bộ Y tế đã cho phép sử dụng mà miễn thử nghiệm lâm sàng và được BHYT thanh toán.
Mặc dù vậy, hiện nay y học hiện đại ở Việt Nam chiếm ưu thế áp đảo. Quy định pháp luật cũng phần lớn tham khảo từ phương Tây. Và đối chiếu với hệ thống pháp luật như thế thì y học cổ truyền luôn bị nhìn nhận ở thế yếu, bị coi là lạc hậu, thiếu khoa học.
Hướng phát triển của y học cổ truyền là hiện đại hóa, tiến tới bào chế các thuốc y học cổ truyền giống như thuốc Tây. Nhưng sản phẩm làm ra sẽ bị áp quy định của thuốc Tây, phải chứng minh hoạt chất, phải thử nghiệm lâm sàng bốn giai đoạn. Doanh nghiệp dược y học cổ truyền với tiềm lực nhỏ bé, làm sao đáp ứng nổi các yêu cầu trên, vì thế họ sẽ đăng ký các sản phẩm đó là thực phẩm chức năng, vốn có yêu cầu thủ tục nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Và thế là mâu thuẫn đã diễn ra từ lâu nhưng người bên ngoài không hay biết. Đó là nếu dược liệu y học cổ truyền thô, đun nấu thủ công cho người bệnh uống, thì được công nhận là thuốc, và được BHYT thanh toán. Còn nếu hiện đại hóa dạng bào chế thành viên để tung ra thị trường, thì phải "đội lốt" thực phẩm chức năng.
Rất nhiều sản phẩm bị coi là TPCN hiện nay thực chất là những bài thuốc cổ rất hay. Ví dụ "Độc hoạt tang ký sinh" chữa khớp, "Sài hồ sơ can thang" chữa dạ dày, "Tứ quân tử thang" chữa kém hấp thu. Trong dịch Covid-19, các sản phẩm si rô ho "Bổ phế" luôn cháy hàng, đều là các biến thể của bài thuốc trị ho "Bổ phế chỉ khái lộ".
Người dân biết các sản phẩm bị gọi là TPCN đó chính là thuốc cổ truyền. Vì thế dù nhà chức trách luôn ra sức thuyết phục "không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh", thì dân vẫn coi là thuốc và tin dùng. Điều này lý giải tại sao nhiều mặt hàng TPCN vẫn liên tục phát triển. Tôi ước tính trên 50% sản phẩm đang dán nhãn TPCN hiện nay chính là thuốc y học cổ truyền ở dạng bào chế mới. Như vậy, không hẳn là do dân trí thấp, mà dường như có sự lúng túng, không nhất quán trong thái độ ứng xử với y học cổ truyền.
Theo tôi, cần phân định rõ thị trường thuốc và tách biệt hai khu vực rõ ràng: thuốc y học cổ truyền và TPCN. Với thuốc y học cổ truyền, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, còn phải tuân thủ các quy định về nguồn gốc dược liệu đảm bảo chất lượng, các thử nghiệm về an toàn độc tính. Sản phẩm sau đó sẽ được dán nhãn "thuốc y học cổ truyền" và sử dụng như thuốc chữa bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe, có ba chọn lựa rõ ràng: thuốc y học hiện đại, thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Người dân được chọn lựa sản phẩm tùy ý, có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cách này sẽ góp phần chấm dứt sự nhập nhằng giữa TPCN và thuốc, phù hợp với văn hóa dân tộc, đồng thời giúp bảo tồn vốn quý y học cổ truyền.
Quan Thế Dân
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/729f598830.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。