Chia sẻ với Zing,ấtđộngsảnảođangthànhhiệnthựkeonhacai.com đại diện một doanh nghiệp nội địa chuyên tư vấn trong ngành sản xuất cho biết đang nghiên cứu phát triển công nghệ để đưa các nhà máy lên metaverse. Đây vốn là một vũ trụ kỹ thuật số được kết hợp các khía cạnh của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và tiền điện tử.
Nếu như trong giai đoạn Covid-19, khi người mua hàng quốc tế không thể đến Việt Nam tham quan nhà máy, họ có thể dựa trên hình ảnh 3D để hình dung phần nào, thì đến nay, toàn bộ chi tiết từng dây chuyền, máy móc đều có thể được nắm rõ theo thời gian thực (real-time).
Khi đó, người mua hàng không chỉ biết chính xác công suất mà còn cả lượng carbon của từng loại máy, dây chuyền thải ra môi trường, theo xu hướng toàn cầu về chứng chỉ carbon.
Cửa hàng, văn phòng, nhà máy có thể lên vũ trụ ảo
Trên thế giới, hãng xe BMW cũng đang sở hữu hai nhà máy "sinh đôi", khác biệt ở chỗ nhà máy ảo nhằm thử nghiệm các thay đổi mới đang được nghiên cứu cho nhà máy thật.
Nhờ đó, BMW có thể kiểm tra, chỉnh sửa và thử nghiệm các bộ phận trong dây chuyền sản xuất với hàng loạt phiên bản khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất đang diễn ra thực tế. Kết quả là doanh nghiệp có thể cắt giảm ít nhất 25% thời gian lên kế hoạch vận hành nhà máy.
Các hoạt động, chi tiết tại nhà máy của BMW đang được đưa lên nhà máy ảo được phát triển bởi Nvidia. Ảnh: Designboom. |
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, metaverse đang trở thành một thị trường ngách đầy tiềm năng cho ngành bất động sản, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại như nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng bán lẻ...
"Vốn dĩ, 'bất động sản' có nghĩa là tài sản không di chuyển, nằm ở thế giới thật, có thể cầm nắm được. Nhưng thực tế cho thấy các công ty lớn trên thế giới đang đặt cược vào metaverse với hy vọng đây sẽ là 'mảnh đất' màu mỡ mới cho nhà đầu tư và người dùng bất động sản", bà nói.
Gây sốc nhất trên thị trường bất động sản ảo thời gian qua có lẽ là thương vụ Republic Realm mua một lô đất ảo trong Sandbox với số tiền thật lên đến 4,3 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị đất đai trên metaverse nhìn chung vẫn phải dựa trên những gì chủ sở hữu có thể khai thác, như tổ chức sự kiện, kinh doanh mà không bị giới hạn bởi không gian vật lý hay các quy định của tòa nhà, khu vực.
Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, gần đây đã đưa vào thử nghiệm nền tảng văn phòng ảo Workrooms, cho phép các đồng nghiệp đeo kính thực tế ảo để ngồi cạnh nhau, tổ chức cuộc họp mặt đối mặt dù đang thật sự cách nhau nửa vòng trái đất. Giá thành thấp nhất cho một chiếc kính chuyên dụng Meta Quest 2 do Meta sản xuất là gần 400 USD.
Bà Trang Bùi cho rằng văn phòng ảo có thể là giải pháp cho sự giằng co giữa nhân viên và doanh nghiệp về mức độ áp dụng mô hình làm việc hybrid, do doanh nghiệp lo ngại nhân viên không thể trọn vẹn tương tác với cấp trên và đồng nghiệp qua màn hình máy tính.
Còn trong mảng bán lẻ, metaverse mở ra cơ hội kết nối mới cho người mua và người bán, trong đó người mua có thể trải nghiệm các tiện ích mua sắm như thử quần áo, kiểu tóc, tự thiết kế thời trang...
Một số thương hiệu lớn như Nike tạo ra cửa hàng ảo cho phép khách tương tác với sản phẩm, tham gia sự kiện và tương tác trực tiếp với khách mời. Thậm chí, nhãn hàng Estee Lauder khi tham gia Tuần lễ thời trang trên nền tảng DecentraLand còn tặng quà là một chai “serum” NFT có thể làm đẹp da cho avatar của người dùng.
Tương lai của metaverse
Theo các chuyên gia, metaverse không chỉ mang tính nhất thời, trong tương lai đây sẽ trở thành làn sóng chủ đạo. Một báo cáo của Citibank ước tính quy mô thị trường metaverse có thể tăng từ mức 8 nghìn tỷ USD hiện tại đến 13 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Lượng người dùng tham gia theo đó có thể đạt con số 5 tỷ.
Hiện tại, hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia phát triển nền tảng, công nghệ, công cụ và giải pháp cho vũ trụ ảo, điển hình là SandBox, Nvidia, Meta, Decentraland và startup Việt Nam Sky Mavis... Một số công ty toàn cầu như HSBC, JP Morgan và Adidas cũng đã trở thành khách hàng của những sản phẩm mới này.
Một số chính phủ các nước, như Singapore, đang tiến hành theo dõi, nghiên cứu các đặc điểm của vũ trụ ảo, để mang đến hàng rào pháp lý bảo vệ người dùng như đảm bảo an toàn trực tuyến, bảo mật, quyền riêng tư và sở hữu trí tuệ. Riêng chính phủ Hàn Quốc đang đầu tư 177,1 triệu USD để nghiên cứu vũ trụ ảo, đồng thời tạo ra một nền tảng metaverse có thể cung cấp dịch vụ hành chính cho người dân, theo CNBC.
Metaverse đang là xu hướng mới cho bất động sản thương mại. Ảnh: C&W. |
Dù vậy, vị chuyên gia tại Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng metaverse vẫn đang trong thời gian khởi động nên sẽ khó tránh khỏi các rủi ro, đặc biệt là về bảo mật. Nguy cơ người dùng bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu, danh tính sẽ luôn hiện hữu.
Ding Zhao, một trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Carnegie Mellon, người đang hợp tác với các nhà sản xuất xe hơi phát triển bản sao kỹ thuật số để nâng cao độ an toàn của các xe tự lái, cũng thừa nhận sự phát triển của công nghệ này sẽ đồng thời đặt ra những câu hỏi về quyền riêng tư và an ninh mạng.
Nhiều bản sao chỉ ra đời nếu dùng nhiều loại cảm biến theo dõi dữ liệu và chuyển động thực tế. Công nhân tại các nhà máy có thể cảm thấy bất tiện khi nhất cử nhất động đều được theo sát. Hoặc nếu một hacker xâm nhập được vào tài sản ảo này, hệ thống độc quyền của doanh nghiệp sẽ bị tiết lộ. Do đó, ông Zhao nhấn mạnh cần phải có quy tắc quản lý cho vấn đề này.
Tuy nhiên, nhìn về triển vọng tương lai, công nghệ này vẫn được đánh giá sẽ trở thành hiện tượng Internet thứ hai bởi có thể thay đổi hành vi người dùng và thật sự mang lại lợi ích cho cuộc sống.
"Tới thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để biết được ván cược này ai được lợi, nhưng chắc chắn thế giới vũ trụ ảo chứa vô vàn cơ hội chờ được khai phá, từ khía cạnh bán lẻ và quảng bá thương hiệu, đến nâng tầm trải nghiệm cho không gian thật như khách sạn, nhà hàng, văn phòng và cả công nghiệp”, bà Trang Bùi nhận xét.
(Theo Zing)
Metaverse đang phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)