FabetFabet

Tâm thư của cô giáo dạy 'ông cụ non' Nhật Nam_bd kq nhat

- Trước những ồn ào về học trò Đỗ Nhật Nam,âmthưcủacôgiáodạyôngcụnonNhậbd kq nhat ngày 9/4 trên trang web của Trường THCS-THPT Newton cô giáo Lưu Thị Thu Hường (giáo viên chủ nhiệm lớp 6G) đã lên tiếng.

Các tin liên quan

"Thần đồng là một đứa trẻ, hãy nhìn nhận công bằng"

Tranh cãi về 'sự già' quá mức của 'thần đồng' 12 tuổi

Clip 'Thần đồng Việt' phát biểu gây sốc


Dưới đây là bức tâm thư cô Hường viết được đăng tải trên website của trường THCS - THPT Newton, nơi bé Nhật Nam đang học.
{keywords}
Cậu bé Nhật Nam trở thành tâm điểm của dư luận trong tuần qua.

"Những ngày gần đây, tên tuổi của cậu bé Đỗ Nhật Nam đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên báo chí và các trang mạng xã hội với những luồng dư luận trái chiều xung quanh đoạn video clip nói về sở thích đọc sách của em. Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy em Nam (Đỗ Nhật Nam đang học tại lớp 6G của trường THCS – THPT Newton) chúng tôi không khỏi lo lắng trước một số dư luận ác ý, không hay làm ảnh hưởng đến tâm lý em Nam.

Chúng tôi xin chia sẻ vài thông tin và ý kiến như sau:

Ở trường em Nam là một học sinh hồn nhiên, vui vẻ, thông minh, em luôn thích tham gia các câu lạc bộ lướt ván, cầu lông, bơi, đóng kịch,...cùng với các bạn trong lớp. Em Nam luôn chăm chỉ học hành đều tất cả các môn. Em có năng khiếu rất tốt về MC và năng khiếu đặc biệt về tiếng Anh. Em có những chính kiến riêng nhưng theo kiểu rất hồn nhiên. Em đọc sách nhiều nên khả năng ngôn ngữ của em tương đối chuẩn.

Tất cả các bạn trong lớp đều quý và chơi thân với em Nam. Với kết quả em có được như hiện nay là do sự chăm chỉ học hành cộng với một phần năng khiếu của em tạo nên. Ở trường Newton, em Nam là một học sinh ngoan, học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và thể thao.

Ngoài ra em chưa bao giờ tự nhận mình là thần đồng. Danh hiệu ấy chắc chắn là do người lớn và xã hội tự đặt cho em.

Khi Nam nói rằng “truyện tranh là con sâu đục phá tâm hồn” thì một số người quay lại đả kích em và cả phương pháp giáo dục của mẹ em. Dù khen ngợi hay chê bai thì chắc chắn cách khen và cách chê của chính chúng ta cũng đã ảnh hưởng nhất định đến tuổi thơ của cậu bé. Hơn nữa, sẽ thật mâu thuẫn khi chúng ta chê trách Nam mất hết tuổi thơ nhưng khi bé Nam phát biểu vô tình chưa thật đúng thì bắt bẻ bé, bắt em phải đánh giá về truyện tranh một cách đầy đủ, nhiều chiều như quan điểm của người lớn. Nếu thực sự già trước tuổi và mất hết tuổi thơ thì tôi tin rằng em Nam sẽ chẳng “dại” gì mà đưa ra những phát ngôn dễ gây tranh cãi cho dư luận như thế.

Quan trọng hơn hết là em Nam luôn tươi cười, chan hòa với bạn bè và luôn cảm thấy vui, luôn cảm thấy hạnh phúc. Đó là một tuổi thơ không lo âu, không hằn học, em rất hồn nhiên và trong sáng. Chúng ta không thể định nghĩa có tuổi thơ là phải chăn trâu, phải thả diều, phải đọc truyện tranh,...

Việc dạy dỗ mỗi một học sinh đều có những nét chung và nét riêng, các em có những khả năng khác nhau, có em có khả năng đặc biệt. Nếu chúng ta cứ dạy tất cả các em giống nhau thì khó phát huy được hết các khả năng riêng của các em.

Thiết nghĩ, một em bé có năng khiếu cần có môi trường để nuôi dưỡng và phát triển. Nếu xã hội đã cho rằng Nhật Nam là “thần đồng” thì xã hội cần có trách nhiệm giúp cho khả năng của em ngày càng tỏa sáng. Nếu chúng ta còn tiếp tục bình luận, mổ xẻ và chê bai thì không phải ai khác mà chính chúng ta đang làm ảnh hưởng tới tuổi thơ của cậu bé. Chúng tôi hi vọng rằng, mọi người hãy cùng nhìn nhận sự việc một cách khách quan và đừng để một em bé bị vùi dập bởi vòng xoáy dư luận.

Thay mặt tập thể giáo viên dạy trực tiếp em tại trường THCS – THPT Newton

Lưu Thị Thu Hường(Giáo viên chủ nhiệm lớp 6G).

赞(93745)
未经允许不得转载:>Fabet » Tâm thư của cô giáo dạy 'ông cụ non' Nhật Nam_bd kq nhat