Nhai móng tay,íchnhaiđábxh bđ tbn gặm nắp bút, tẩy bút chì hay nhai đá có thể là cách để đối phó với sự buồn chán hoặc giảm căng thẳng. Tình trạng thèm và ăn đá hoặc những thứ không có giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn đất, giấy cũng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe như thiếu sắt. Các chuyên gia khuyến nghị nếu thường xuyên thèm ăn đá, mọi người nên trao đổi với bác sĩ hoặc đi khám tại bệnh viện.
Nhai đá có thể gây ra các vết nứt trên men răng, dễ lan rộng, gây ra tình trạng mẻ răng. Theo Holly Shaw, phó giáo sư tại Đại học Y Nha khoa Columbia, nhai đá thuộc nhóm các thói quen được gọi là hoạt động cận chức năng của miệng, gồm nghiến răng, mút ngón tay cái, cắn môi và các hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức khác. 90% dân số biểu hiện các hành vi này, thường là do căng thẳng, lo lắng và các yếu tố cảm xúc khác.
Alec Eidelman, giảng viên về chính sách và dịch tễ học sức khỏe răng miệng tại Trường Y Nha khoa Harvard, cho biết những thói quen cận chức năng ở miệng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho răng, nướu, gây căng thẳng dây chằng nối răng với xương xung quanh, có thể làm chảy máu, tụt nướu và mất xương.
"Bản thân những thói quen cần chức năng ở miệng này đối với răng khỏe mạnh có thể không phải lúc nào cũng gây hại. Nhưng khi răng bị tổn thương hoặc có nguy cơ vì bất kỳ lý do nào khác nhau, thì nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn một chút", ông nói.
Những người có nguy cơ cao hơn có thể bao gồm những người bị lệch khớp cắn, nghĩa là răng hàm trên và hàm dưới của họ không khớp với nhau đúng cách khi cắn. Nhai đá hoặc đồ ăn cứng có thể gây căng thẳng cho răng hoặc làm tổn thương nướu.
Các chuyên gia cho biết, không nên nhai đá, đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, đá bào hoặc đá xay nhuyễn ít có khả năng gây hại hơn.