您现在的位置是:Thể thao >>正文
BTV trực phát thanh trưa 30/4/1975: Cầm bản tin suýt ngã, ngỡ mình đang mơ_wap du doan
Thể thao79人已围观
简介Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. S ...
Đúng 11h30 ngày 30/4/1975,ựcphátthanhtrưaCầmbảntinsuýtngãngỡmìnhđangmơwap du doan quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Sau đó, thông tin về chiến thắng vĩ đại này đã vang lên hào sảng trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
May mắn có mặt trong giây phút quan trọng và tự hào khi cùng đồng nghiệp hoàn thành bản tin chiến thắng trong ngày 30/4/1975, biên tập viên (BTV) Đức Dụ vẫn vẹn nguyên những cảm xúc khi nhớ về thời khắc ấy.
Trong cuộc trò chuyện với nhóm phóng viên Dân trítại căn nhà nằm trên phố Nhân Hòa (Hà Nội), ông Đức Dụ cho biết, mỗi năm cứ đến ngày 30/4, ông lại xem những bức ảnh cũ và nghe lại bản tin năm xưa…

BTV Đức Dụ là một trong những người trực bản tin chiến thắng của Đài Tiếng nói Việt Nam trong ngày 30/4/1975.
"Tôi suýt ngã khi cầm bản tin chiến thắng"
Đã 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cảm xúc của ông thế nào khi nhớ về ngày mình cùng đồng nghiệp trực và thực hiện bản tin trưa 30/4/1975?
- Tôi về làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1973 thì năm 1975 có sự kiện quan trọng là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian đó, chúng tôi liên tục nhận được tin chiến thắng từ các chiến trường ở miền Nam.
Hồi đó, thông tin chúng tôi thường nhận từ Thông tấn xã Giải phóng. Trước đó mấy ngày, chúng tôi được báo, khả năng vào ngày 30/4/1975 sẽ có tin chiến thắng, vì thế tôi và đồng nghiệp được giao nhiệm vụ trực bản tin quan trọng này.
Gần đến ngày chiến thắng, chúng tôi trực cả ngày lẫn đêm, đến ăn cũng không đúng bữa vì phải căng mình ra để đón tin. Trưa ngày 30/4/1975, chúng tôi nhận được tin xe tăng của ta đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
Tôi và phóng viên Anh Trang trực ở cổng Đài Tiếng nói Việt Nam, nhận bản tin từ xe Giao thông chuyển từ Thông tấn xã Giải phóng về. Tôi cầm bản tin này chạy vào mà suýt ngã. Tôi ngỡ mình đang mơ khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất.
Bản tin được đưa vào phòng đọc, phát thanh viên Tuyết Mai là người đọc bản tin chiến thắng này.
Tin chiến thắng được Đài Hà Nội tiếp âm bằng hệ thống loa phóng thanh trên Bờ Hồ. Trước đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên làm ở Ban Âm nhạc cũng được giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát về tin đại thắng của đất nước nên sau bản tin đặc biệt ấy, bài hát Như có Bác trong ngày vui đại thắngđược thu âm và phát ngay trong ngày 30/4/1975.
Khi nghe được tin chiến thắng và bài hát, xe cộ ở Hà Nội đang đi lại tấp nập cũng dừng lại. Mọi người mừng lắm, tiếng hò reo vang lên khắp nơi...

"Tôi ngỡ mình đang mơ khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất", ông Đức Dụ kể lại.
Sau bản tin đầu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam còn có các bản tin chiến thắng được thu âm sau đó nữa đúng không ông?
- Bản tin đọc thẳng trưa ngày 30/4/1975 được phát thanh viên Tuyết Mai đọc theo tin của Thông tấn xã Giải phóng. Sau đó, bản tin được các phát thanh viên khác đọc ở nhiều thời điểm trong ngày.
Tin chiến thắng là bản tin quan trọng, vì thế được chuyển bằng xe Giao thông, bản tin nằm trong bì thư có dấu đỏ niêm phong, bảo mật. Trước khi được chuyển về 39 Bà Triệu để phát thanh viên đọc, bản tin đã được lãnh đạo của Đài Tiếng nói Việt Nam duyệt rất kỹ.
Ông có chia sẻ kỷ niệm đặc biệt khi làm tin chiến thắng với gia đình mình?
- Hôm đó đi làm về, tôi nói với mẹ: "Việt Nam thống nhất rồi, con vui và no nên không ăn cơm". Tôi kể cho cả nhà nghe về việc trực tin, cùng ê-kíp hoàn thành bản tin đó.
Sau này khi con, cháu lớn lên, tôi cũng kể cho chúng nghe về bản tin trưa ngày 30/4/1975 để các con, cháu yêu quê hương hơn và trân trọng lịch sử, hòa bình.
Mỗi lần nhớ lại ngày hôm đó, tôi đều thấy xúc động, tự hào!
"Tôi từng làm nghề sửa vô tuyến điện để kiếm thêm thu nhập"
Ông vào làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam do cơ duyên nào?
- Tôi sinh năm 1948 tại Hà Nội. Năm 1967, tôi đỗ vào khoa Tự động hóa của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1972, Mỹ ném bom tại phố Khâm Thiên, chúng tôi phải đi sơ tán ở Phú Xuyên.
Khi đó, chúng tôi đã làm đồ án tốt nghiệp đại học. Chúng tôi đã khám xong sức khỏe, sẵn sàng đợi lệnh để lên đường đi chiến đấu.
Nhà tôi có 2 anh trai là liệt sĩ. Anh cả tôi hy sinh năm 1946 ở Hà Nội và một anh kế hy sinh ở Thái Nguyên năm 1967. Tôi được Ban tuyển quân cho ở lại Hà Nội để sản xuất và làm việc.
Hai tháng sau, tôi ra Ga Hà Nội, gặp một người bạn cùng lớp quê Nghệ An. Anh ấy nói: "Tôi và ông đều có tên trong danh sách làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam đấy".
Thời điểm ấy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có khoảng 30 sinh viên được phân công về Đài làm việc, phần lớn làm kỹ thuật, chỉ có khoảng gần 10 người làm phóng viên, biên tập viên.
Tôi được chuyển về Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam với chức danh BTV.


Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“Fabet”。http://pro.rgbet01.com/html/726e998527.html
相关文章
Lionel Messi bỗng nhớ Cristiano Ronaldo trước thềm Siêu kinh điển
Thể thaoHoàng Ngọc - 18/12/2019 10:40 La Liga ...
【Thể thao】
阅读更多Truyện Hướng Dẫn Phát Tình
Thể thaoMàn hình kết thúc nhảy ra, Giang Dư Niên chẳng buồn xem mà nhấn next luôn, mấy người trong team còn ...
【Thể thao】
阅读更多Bentley Continental GT 2018 giá 25 tỷ đồng của đại gia Sài thành
Thể thaoĐược đưa về Việt Nam vào cuối năm 2018, đây hiện là chiếc Bentley Continental GT thế hệ mới đầu tiên ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
最新文章
Tổng hợp các danh hiệu La Liga 2018/19: Messi vô đối về danh hiệu
Ba lý do khiến Apple và Intel chấm dứt sự hợp tác kéo dài 15 năm
Thụy Điển tạm dừng đấu giá 5G do tòa chấp nhận đơn kháng cáo của Huawei
Cách bố trí phòng học hợp phong thủy cho trẻ chăm ngoan, học giỏi
Bilbao vs Barcelona: Lionel Messi có thể ra sân?
Làm thế nào để không giảm tăng trưởng trong khó khăn, dịch bệnh?