- Tại tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9,ộGiáodụckhẳngđịnhsẽtínhtoánđểđổimớithicửổnđịty le kao ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trong lộ trình 4 năm đi vào triển khai, kỳ thi THPT quốc gia ngày càng thân thiện hơn và các quy định, quy chế cũng chặt chẽ hơn.
Ảnh: Thanh Hùng. |
Tuy nhiên, dù chuẩn bị kỹ như vậy nhưng vẫn có tiêu cực xảy ra. “Chúng tôi thấy trách nhiệm về hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát tại các địa phương".
Bộ GD-ĐT cũng nhận thấy những bất cập về mặt kỹ thuật. Do đó, ở kỳ thi năm 2019, sẽ hoàn thiện, chuẩn chỉnh ngân hàng câu hỏi để đủ lớn, đạt chất lượng phù hợp với tính chất kỳ thi là đánh giá học vấn phổ thông, xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các trường ĐH,CĐ dựa vào tuyển sinh.
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Trong lộ trình tiến tới hoàn thiện kỳ thi, đặc biệt trong giai đoạn từ nay cho đến khi kết thúc thi theo chương trình, SGK hiện hành thì cũng đồng thời hoàn thiện, cũng như là sự chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi theo chương trình phổ thông mới - dự kiến năm 2024 sẽ được tổ chức. Bộ sẽ tính toán làm sao việc đổi mới thi là một lộ trình, không bị ngắt quãng, không bị "sốc".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, nếu như với quy chế như hiện nay, mỗi thành viên tham gia làm hết trách nhiệm của mình thì chắc sẽ không xảy ra những sự việc như vậy. “Trách nhiệm đầu tiên thuộc về những người trực tiếp tham gia các khâu”, Thứ trưởng Độ thẳng thắn.
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Độ, thời gian tới Bộ cũng có những điều chỉnh mang tính kỹ thuật, nhằm phát hiện sai phạm, tiêu cực.
Một đại biểu cũng phản biện rằng nói quy trình chặt chẽ, nhưng thực tế việc phát hiện sai phạm lại xuất phát từ những đánh giá về độ khó của đề, thông qua phân tích điểm thi.
“Khâu chuẩn bị phải hạn chế tiêu cực một cách bao quát. Bộ cần có những giải pháp để việc phát hiện phải do mình chứ không phải đến lúc xảy ra sự việc rồi mới vào xem từng cái tem một”, vị này nói.
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie. Ảnh:Thanh Hùng. |
Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS &THPT Marie Curie chia sẻ: “Yêu cầu số 1 của mọi kỳ thi là khách quan, trung thực, công bằng và chính xác đã bị chà đạp thô bạo thực tế bởi chính những người vốn có tránh nhiệm bảo vệ kỳ thi, chứ không phải người thi”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói Bộ cần quan tâm việc xử lý từ việc tổ chức thi, ra đề đến đánh giá,…
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Qua kỳ thi đã thấy những sai sót, những lỗ hổng. Do đó cần quy định định rõ trách nhiệm của từng khâu, từng cá nhân, để các khâu đều tường minh, một người không thể tác động đến nhiều khâu của quá trình tổ chức thi".
Nói về những vụ tiêu cực trong thi cử vừa qua, GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng những “chữ ký” là chưa đủ mà phải có sự tham gia của các chuyên viên thực sự kỳ cựu, có kinh nghiệm trong các khâu.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Do đó, ông Đức đề xuất có cơ chế giám sát, nhưng đồng thời phải tăng cường tập huấn. "Và phải đưa vào những hội đồng thi những cán bộ thực sự có năng lực, có kiến thức, chứ đừng lấy chức vụ, cơ cấu. Chức vụ, cơ cấu tốt để chỉ đạo, huy động nguồn lực xã hội, còn với những khâu chuyên môn phải là người có kinh nghiệm”.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) đưa ra phương án có thể cũng “2 trong 1” nhưng thêm chữ “buổi” vào là giải quyết được. “Tức chúng ta có 2 phần đề (tốt nghiệp THPT, thi đại học). Em nào không muốn thi đại học cho ngồi 1 phòng, thi xong được ra. Còn em nào xét tuyển đại học, vẫn buổi đó sẽ làm tiếp – đó là 2 trong 1 buổi. Làm vậy sẽ cực tốt, cực rẻ”, TS Ngọc nói.
“Cái “2 trong 1” mà chúng ta đang làm cũng có ngầm ý ấy tuy không nói thẳng ra. Nay thẳng ra đây là phần đề thi THPT, nếu không xét ĐH chỉ làm phần này, để nói rằng phần thi ĐH phải do ĐH chủ trì”.
TS Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo ông Ngọc, sau khi có điểm thi, Bộ nên đưa ra thống kê và công bố luôn để các tổ chức, cá nhân có thể tham gia phân tích.
“Công nghệ thông tin giúp phát hiện sớm, qua phân tích dữ liệu không chỉ phát hiện sai phạm mà có thể phân tích xu hướng học các ngành học. Thậm chí từ đó, có thể thấy sự phân hóa đề, phân hóa học sinh với đề đó như thế nào để điều chỉnh đề thi cho những năm tới”.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD – ĐT báo cáo Chính phủ đồng ý giữ ổn định phương thức thi này cho đến năm 2020, trên tinh thần kế thừa kết quả và khắc phục những hạn chế phương án thi các năm trước.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ. Ảnh:Thanh Hùng. |
“Để khắc phục những tồn tại của kỳ thi năm nay, Bộ sẽ bổ sung nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, theo hướng phong phú hơn, chất lượng, chuẩn hóa, bảo đảm có dữ liệu, cơ sở để ra kỳ thi phù hợp, đạt mục tiêu đề ra. Hoàn thiện quy chế, khắc phục những điểm hạn chế về kỹ thuật. Cùng đó, tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là công tác thanh kiểm tra. Tăng cường công tác tập huấn cho giáo viên, giảng viên coi thi, chấm thi. Đặc biệt chấm thi cũng có sự điều chỉnh, làm sao để giáo viên không chấm thi học sinh của tỉnh mình. Giảng viên đại học địa phương cũng vậy, không coi thi, chấm thi ở địa phương mình, để đảm bảo khách quan. Ngoài ra sẽ phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ đạo TƯ và địa phương để chỉ đạo kỳ thi”, ông Độ nói.
Thanh Hùng
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội bày tỏ lo lắng khi 2 năm qua, mỗi năm có khoảng 700 sinh viên bỏ học.
相关文章:
相关推荐:
0.1391s , 7173.859375 kb
Copyright © 2025 Powered by Bộ Giáo dục khẳng định sẽ tính toán để đổi mới thi cử ổn định_ty le kao,Fabet