搜索

Dạy thêm, học thêm: Những con số 'biết nói'_tỷ lệ kèo châu á

发表于 2025-01-11 01:28:04 来源:Fabet

 - Ths Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM cho rằng nếu nhà trường nào đó quá chú trọng vào dạy thêm học thêm sẽ dẫn đến học sinh giảm khả năng tự học, một năng lực rất cần thiết, quan trọng để thành công sau này.

75% phụ huynh cho con đi học thêm

Phóng viên:Là một người làm việc ở Viện Nghiên cứu Giáo dục, các ông đã có công trình nghiên cứu quy mô nào về dạy thêm học thêm (DTHT)?

Ông Hồ Sỹ Anh: Năm 2004, Viện đã có công trình “Nghiên cứu những hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm – học thêm và đánh giá hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh”, do TS. Nguyễn Thị Quy, nguyên Phó Viện trưởng làm chủ nhiệm.

Cá nhân tôi mới đây cũng đã phối hợp với báo chí khảo sát DTHT đối với cấp tiểu học.

Kết quả khảo sát cho thấy, trước khi thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, có 75% phụ huynh trả lời có cho con đi học thêm. Nhưng sau gần một năm thực hiện thông tư 30, việc học thêm của học sinh đã giảm, còn 42 % phụ huynh cho con đi học thêm, 43% không cho học thêm và 20% cho học thêm trong hè. Như vậy, đổi mới cách thức đánh giá học sinh có tác dụng giảm DTHT.

Còn công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục có kết quả như thế nào về DTHT, thưa ông?

Nghiên cứu đã khảo sát 38 trường phổ thông tại TP.HCM bao gồm 11 trường tiểu học, 12 trường THCS và 15 trường THPT để tìm hiểu thực trạng DTHT, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tìm giải pháp khắc phục, tiến tới giải quyết dứt điểm hiện tượng DTHT tiêu cực.

Nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân của DTHT, trong đó tập trung vào 3 nguyên nhân chính và nhận được câu trả lời của GV.

Trong đó, nguyên nhân “Do nhu cầu nâng cao kiến thức của học sinh” đã nhận được 72,3% ý kiến GV trả lời đồng tình, “Do ý muốn của phụ huynh”có 57,9% đồng tình và “Do chương trình quá tải”có 32,2% đồng tình.

Đáng chú ý, với 3 nguyên nhân này, GV THCS đồng tình cao nhất, tiếp đến là GV THPT, GV tiểu học, và cuối cùng là ý kiến của ban giám hiệu.

Qua đây cho thấy, do Ban giám hiệu không trực tiếp giảng dạy, va chạm với HS, phụ huynh nên nhận diện những lý do này không rõ nét bằng GV.

Và như vậy, kết quả trả lời từ nghiên cứu là do chương trình THCS, THPT còn nặng nên HS có nhu cầu học thêm để tiếp thu đầy đủ kiến thức. Phụ huynh lo lắng và mong muốn con, em vượt qua kỳ thi tuyển sinh THPT, tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ nên có tư tưởng cho con học thêm.

Về giải pháp, nhóm tác giả đã đi đến kết luận là không có một giải pháp nào riêng lẻ để giải quyết được, mà cần các giải pháp đồng bộ. Đó là: Giảm tải chương trình; Cải tiến phương pháp đánh giá kiểm tra; Cải tiến cách thi cử, khuyến khích HS tự học và tăng thu nhập cho GV.

Đây là những giải pháp đã được sự đồng thuận rất cao của GV cũng như ban giám hiệu. Đặc biệt, giải pháp tăng thu nhập cho GV đã được sự đồng tình của 84% GV tiểu học, 60,4% GV THCS, 21% GV THPT và 25% của ban giám hiệu.

Về phía phụ huynh, phụ huynh nội thành mong muốn con nâng cao kiến thức cao hơn phụ huynh các huyện ngoại thành (chiếm 80,4% so với 34,5% ý kiến).

Học thêm nhiều sẽ lệch lạc mục tiêu giáo dục

Bản thân ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề DTHT ở góc độ “nhu cầu”?

-Kết quả công trình nghiên cứu trên cho thấy học thêm là một nhu cầu của một bộ phận học sinh và gia đình nhằm nắm vững, mở rộng, nâng cao kiến thức.

Tuy nhiên, việc học thêm tràn lan với cường độ cao gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu, giảm thời gian tự học, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của HS, đặc biệt là HS tiểu học.

Việc DTHT tràn lan gây ra những hậu quả tiêu cực đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của nhân dân vào đội ngũ GV và nhà trường, vi phạm các quy định của Nhà nước.

Bản thân tôi có 2 người con, hồi còn học phổ thông con tôi chỉ là học sinh khá.

Cả hai vợ chồng chúng tôi đều là giáo viên, nên khuyến khích con tự học nhiều.

Nhưng khi kiểm tra thấy con bị hổng kiến thức một số phần trong môn Toán, Lý, Hóa nên đã cho con đi học thêm. Sau khi đã bổ túc được kiến thức thì tự học của 2 con vẫn chủ yếu và đã thi đỗ đại học.

Trong những năm học đại học ở TP.HCM, các con tôi đều học tốt. Con đầu xin được việc làm ở thành phố. Con thứ về quê kinh doanh ẩm thực, không chỉ tự tạo việc làm cho mình mà đã tạo công ăn việc làm cho hơn 10 người.

Qua đây cho thấy, tạo điều kiện cho con tự học vẫn là then chốt, nhưng cha mẹ cần quan tâm và biết con thiếu chỗ nào để đi học thêm để hỗ trợ cho con thêm kiến thức, để tự tin hơn trong học tập.

Còn đối với các mục tiêu của giáo dục như mục tiêu công bằng, nhân bản…, theo ông, việc DTHT tác động như thế nào?

- Học thêm là một nhu cầu của khá nhiều học sinh và phụ huynh. Hiện tại, HS chủ yếu học thêm các môn Toán, Lý, Hóa, ngoại ngữ, Văn. Điều này đã dẫn đến lệch lạc về mục tiêu.

Ở chương trình THCS, THPT những môn trên đều có số tiết nhiều hơn những môn như Lịch sử, Địa lý, GDCD, Tin học…, ngoài số giờ nhiều lại còn học thêm nữa.

Vô hình chung, đã gieo vào đầu học sinh, những môn trên là môn quan trọng còn những môn khác không quan trọng. Một số em yêu thích Lịch sử, Địa lý nhưng không có thời gian dành cho nó nên dần dần yêu thích này bị mai một.

{keywords}

Chúng tôi nghĩ rằng, để tạo nên năng lực, phẩm chất, nhân cách HS thì vai trò các môn như nhau, các môn khoa học xã hội và nhân văn lại quan trọng hơn.

Theo chúng tôi, kiến thức Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân rất quan trọng trong hình thành nhân cách mọi HS, nên mọi HS đều được học các môn này như nhau và bắt buộc.

DTHT cũng ảnh hưởng đến sự công bằng trong giáo dục, những học sinh ở thành phố và thị xã có điều kiện thầy giỏi, nhiều trung tâm học thêm để lựa chọn, còn ở vùng khó khăn không có điều kiện này dẫn đến thiệt thòi cho các em.

Nếu nhà trường nào đó quá chú trọng vào DTHT dẫn đến HS giảm khả năng tự học, một năng lực rất cần thiết, quan trọng để HS học tập suốt đời và thành công sau này. Như vậy là không nhân bản, vì chưa hướng đến phát triển năng lực của mỗi con người.

Cần coi trọng đóng góp thầm lặng của thầy cô

Những đề xuất, yêu cầu về cấm DTHT ở trường học, hay cấm DTHT ở tiểu học hiện nay theo ông có trên căn cứ khoa học nào không, hay mới chỉ dựa vào những bức xúc của người dân?

-Như trên đã đề cập, nghiên cứu trên của Viện đề cập đến nhiều vấn đề, nhưng chưa giải quyết hết các khía cạnh khác nhau, các góc độ tiêu cực lẫn tích cực của DTHT.

Đồng thời, qua thời gian hơn 10 năm giáo dục đã có nhiều thay đổi như bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, tốt nghiệp THCS. Tuyển sinh đại học và tốt nghiệp THPT ghép lại ở một kỳ thi THPT quốc gia, đánh giá HS tiểu học bằng nhận xét…

Những vấn đề này đã có tác động đến DTHT.

Chủ trương giảm DTHT và lành mạnh hóa DTHT là đúng đắn. Tuy nhiên, để có giải pháp căn cơ, lâu dài cần có nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, phù hợp với tình hình mới, nhất là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Và Viện Nghiên cứu Giáo dục là một đơn vị có kinh nghiệm, sẵn sàng tham gia nghiên cứu để đóng góp đối với ngành giáo dục.

Theo ông, điều kiện để giải quyết những mặt trái của học thêm là gì? Điều kiện nào là quan trọng nhất?

-Ngoài 5 giải pháp là giảm tải chương trình, đổi mới đánh giá HS, đổi mới thi cử, chú trọng tự học, và tăng thu nhập của GV, theo tôi cần có thêm chính sách và giải pháp, quy định của Nhà nước về vấn đề này.

Những chính sách, quy định này phải hướng đến con người, phải phát triển con người, coi trọng sự phát triển năng lực phẩm chất học sinh, nhưng cần coi trọng, trân trọng những đóng góp thầm lặng của thầy cô, nhà trường, chứ không chỉ nhìn nhận vấn đề chủ yếu theo hướng tiêu cực.

Xin cảm ơn ông!

  • Lê Huyền - Ngân Anhthực hiện
随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Dạy thêm, học thêm: Những con số 'biết nói'_tỷ lệ kèo châu á,Fabet   sitemap

回顶部