- Đó là một trong những nội dung trong đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa được Thủ tướng phê duyệt. TheămhọctớiĐHCôngnghiệpHàNộithuhọcphítốiđatriệuđồngsinhviêty le bong da hom nayo đó, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định 86 ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy trong thời gian thí điểm năm học 2017 - 2018 là 14 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Năm học 2018 - 2019 là 16 triệu đồng/sinh viên/năm học. Năm học 2019 - 2020 là 17,5 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của trường theo quy định. Trường quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần; cao đẳng bằng 0,8 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên. Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo. Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm 4/7/2017, nhà trường thu học phí không vượt quá 20% mức trần học phí quy định đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định. Mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề kể từ 4/7/2017. Đề án xác định phát triển Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thành trường ĐH đào tạo, nghiên cứu theo định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực đạt trình độ và chất lượng chuẩn quốc gia, một số lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế. Hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại trường. Trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó, quyết định quy mô đào tạo, quyết định mở ngành, dừng mở ngành trình độ ĐH, CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV hiện hành và thí điểm mở ngành ngoài Danh mục đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện, phù hợp với thế mạnh và định hướng phát triển trường. Cùng đó tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường, phù hợp với yêu cầu, lộ trình của Bộ GD-ĐT, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch; quyết định chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, ngôn ngữ giảng dạy, hình thức đào tạo, cách thức kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; bảo đảm chuẩn đầu ra đã cam kết và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thành lập Hội đồng trường theo quy định và ban hành quy chế làm việc của Hội đồng trường. Trong đó phân định rõ chức năng của Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, Đảng ủy bảo đảm phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng trường. Hội đồng trường bầu Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương phê chuẩn. Trường được quyết định thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.Cùng đó, xây dựng đề án thành lập Trường Cao đẳng Việt Nhật trực thuộc trường, đào tạo các ngành nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thanh HùngẢnh minh họa