Từ phát ngôn 'thần đồng' đến clip xé đề cương_bảng xếp hạng phần lan

  发布时间:2025-01-14 03:36:24   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Từ phát ngôn 'thần đồng' đến clip xé đề cương_bảng xếp hạng phần lan。
Cách xã hội phản ứng lại hai sự kiện, bài phỏng vấn bé Đỗ Nhật Nam và clip "xé đề cương Sử", đã cho thấy nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay.

LTS: Xung quanh bài phỏng vấn mới đây của cậu bé Đỗ Nhật Nam và clip "xé đề cương Sử" đã có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Lê Nguyễn Duy Hậu phân tích, kết nối 2 sự kiện trên từ góc nhìn giáo dục.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam?

Từ phát ngôn của Đỗ Nhật Nam

Đoạn clip phỏng vấn Đỗ Nhật Nam đã gây"nổi sóng" dư luận với những luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, câuchuyện của Nam đã bị cả hai phía, chỉ trích và bảo vệ, làm cho sai lệchhoàn toàn.

Những người chỉ trích đã quá chăm chăm ýkiến cho rằng Nam khác người, Nam đánh mất tuổi thơ, v.v... Họ quên đirằng Nam có cái quyền được khác người đó và phát ngôn của cậu bé khôngxúc phạm trực tiếp đến ai, nên không vi phạm gì về pháp luật. Chínhhành vi chỉ trích Nam chỉ bởi cậu khác mọi người mới đáng lên án.

Tuy nhiên, ngay cả những người bảo vệ Namcũng đã quá sa đà vào tranh luận về tự do ngôn luận, hay tệ hơn, chỉđơn thuần đưa ra lý lẽ: Nam chỉ là một đứa trẻ. Cho rằng Nam là một đứatrẻ và không đáng bị chỉ trích bất chấp phát ngôn ra sao là nuôngchiều con nít, và còn có hại hơn cả những chỉ trích. Họ quên đi rằngvấn đề không phải là Nam bao nhiêu tuổi, hay Nam có khác người haykhông, mà nằm ở việc phát ngôn của Nam có đúng mực hay không.

{keywords}

Cậu bé 11 tuổi, Đỗ Nhật Nam

Câu chuyện còn đặt ra một câu hỏi cho mọingười khi thiếu đi sự tham gia bảo vệ Nam một cách công khai của bố mẹNam, những người duy nhất có khả năng, cũng như trách nhiệm đối vớiNam. Chắc chắn, việc bảo vệ cho con mình bằng cách nào là quyết địnhcủa ba mẹ Nam.

Có thể trong gia đình, ba và mẹ Nam đã cónhững lời động viên nhất định giúp cậu vượt qua những chỉ trích nhưhiện nay. Nhưng thiết nghĩ việc đứng ra bảo vệ cho con mình một cáchcông khai sẽ có ích hơn rất nhiều cho Nam về sau này.

Tất nhiên, trong một xã hội mà sự tôntrọng phát ngôn chưa hoàn chỉnh như Việt Nam, việc ba mẹ Nam lên tiếngcó thể sẽ lại là cái cớ để lặp lại hiện tượng Quỳnh Anh Talent nămngoái, nhưng về mặt bổn phận của mình, ba mẹ Nam nếu không thể bảo vệcon mình một hoàn toàn, thì phần nào cũng nên chia sẻ những áp lực màNam đang gánh phải.

Thiết nghĩ những ai muốn sửa luật để bảovệ cho Nam thì thay vì đặt trọng tâm xử lý lên xã hội, cần phải nghĩđến chuyện áp đặt chế tài nặng hơn cho gia đình của đứa bé bị tổnthương.

Theo Nam cho biết, mẹ Nam nói truyện tranhlà con sâu đục khoét tâm hồn. Vậy nên người viết rất băn khoăn khôngbiết phát ngôn này là do Nam tự nghĩ, hay chỉ là đồng tình, hoặc tệhơn, đơn thuần là nghe lời mẹ?

Đã có rất nhiều phân tích cho thấy phátngôn của Nam - hay của mẹ Nam - rất phiến diện, chủ quan và thiếu tôntrọng. Truyện tranh, cũng như bất kỳ một môn nghệ thuật nào, là mộtcách thức giúp con người bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ và ước mơcủa mình một cách dễ hiểu, gần gũi.

Trạc tuổi Nam, một "thần đồng" khác làNguyễn Bình trong bài phỏng vấn "Thần đồng là thằng đần" đã có một cáinhìn khách quan hơn nhiều về truyện tranh, khi cho rằng, thông quaDoraemon, cậu có thể hình dung một nước Nhật xa xôi và hy vọng về tươnglai của tác giả bộ sách.

Cũng như mọi điều khác trên đời, có thểnhiều cuốn truyện tranh rất nhảm nhí, thậm chí độc hại. Tuy nhiên,không thể vì những tiêu cực đó mà chụp mũ, đánh đồng tất cả truyệntranh là "con sâu đục khoét tâm hồn".

Trách nhiệm của người lớn không chỉ làgiúp trẻ chọn lọc những gì tốt, có ích, mà còn phải cho chúng tiếp xúcvới nhiều quan điểm, nhiều vấn đề khác nhau, ngay cả khi bản thân họkhông thích những thứ đó. Ba mẹ Nam đã không vì internet có nhiều trangweb độc hại mà cấm con dùng internet, không vì TV có nhiều bộ phimnhảm nhí mà không cho cậu xem TV. Vậy thì việc cấm cậu đọc truyệntranh, và "tiêm nhiễm" vào đầu cậu quan điểm cho rằng truyện tranh là"con sâu", là thứ độc hại, ghê gớm cho thấy cách dạy con của họ có vấnđề.

Vấn đề ở chỗ cách thức đó không dạy đượccho Nam biết tôn trọng thế giới xung quanh - trong đó bao gồm cả nhữngngười bạn Nam, mà rất có thể truyện tranh gần như là sách duy nhất cácem đọc. Nam sẽ đối xử với những người bạn này thế nào? Xem họ là nhữngngười có tâm hồn bị đục khoét chăng?

Mục đích của giáo dục không chỉ là truyềndạy kiến thức, kỹ năng, mà cao hơn là dạy cho trẻ biết và tôn trọng thếgiới xung quanh, cho chúng biết rằng tất cả những gì đang tồn tại tạonên thế giới chúng đang sống. Dạy chúng chỉ trích, lên án một hiệntượng mà thiếu quá trình  phân tích đầy đủ, đúng đắn, chỉ tập trung vàomặt xấu và chụp mũ toàn bộ là phản giáo dục và có hại cho trẻ.

Nam có quyền không đọc truyện tranh, nhưnglý do phải là vì cậu không thích (sau khi đã tự kiểm nghiệm), chứkhông phải vì cậu được dạy rằng nó độc hại. Cần có người cho Nam biếtnhững điều cậu nói đều được bảo vệ, rằng đó là quyền của cậu. Nhưngđồng thời cậu cũng phải được dạy để biết rằng phát ngôn của cậu cầnphải khiêm tốn và tôn trọng mọi thứ xung quanh, không chụp mũ và suynghĩ phiến diện. Chỉ trích chính là chỉ trích hành vi không đúng củaNam chứ không phải chỉ trích con người Nam. 

Ngượclại, lập luận rằng Nam còn nhỏ tuổi và những gì cậu nói là chưa thấuđáo lại là bao che và nuông chiều. Bởi vì nói như vậy chẳng khác nàochúng ta làm ngơ cho một đứa trẻ nói sai ngoài đường vì nghĩ chúng chưahiểu gì. Dạy con khó hay con còn nhỏ không phải là cái cớ cho ngườilớn thoái thác nghĩa vụ của mình.

Đến câu chuyện "tuyết rơi mùa hè"

Cư dân mạng gọi cảnh xé vụn đề cương Sử,thả xuống sân trường của học sinh một trường cấp 3 là "tuyết rơi mùahè". Đây là một lối ví von dí dỏm, vì tuy không nói ra, nhưng ai từngqua thời đi học đều biết hiện tượng học sinh xé bỏ sách vở khi học xonglà chuyện không hiếm.

Tuy nhiên, cách thể hiện thái độ vui mừng, "giải thoát" như trong clip thì lại hiếm có và rất đáng báo động.

Báo động không chỉ vì nhiều tờ đề cươngtrong số đó là của môn Lịch sử và hành động xé giấy bị quy kết là "xéLịch sử", mà còn bởi hành động này thể hiện sự thiếu tôn trọng của họcsinh với kiến thức mình đã học, cho dù là môn gì hay là giấy gì. Mộtlần nữa, bài học về sự tôn trọng những điều xung quanh mình lại đượcđặt ra, lần này là với những học sinh lớp 12, đã sang tuổi 18.

{keywords}

Ảnh cắt từ clip "xé đề cương môn sử"

Có rất nhiều cách để các học sinh này thểhiện sự vui mừng hay "giải thoát". Chọn cách xé vụn đề cương môn học,thả ra sân trường, nơi thầy cô có thể chứng kiến, là một cách làm vừathiếu văn minh, thiếu lịch sự và thiếu giáo dục.

Nó thiếu văn minh vì xả rác chưa bao giờlà hành vi lịch sự. Những học sinh này đã không nghĩ đến người lao côngsẽ vất vả thế nào để giải quyết vài giây ăn mừng của họ.

Nó thiếu lịch sự ở chỗ họ thể hiện sự coithường môn học, kiến thức của thầy cô mình dạy một cách trực tiếp,không tế nhị, và cố tình tạo ấn tượng. Câu chuyện sẽ dễ chấp nhận hơnnhiều nếu các em chọn cách đem bán, guyên góp sách vở không dùng nữa,(hay thậm chí kín đáo tiêu hủy).

Và cuối cùng, nó rất thiếu giáo dục khikhông tôn trọng Lịch sử đúng mức như một ngành khoa học. Các em đãkhông được giáo dục để nhận thức được rằng ngành khoa học hay nghệthuật nào cũng quan trọng như nhau. Khi thực hiện hành vi trên, một lầnnữa, các em đã thể hiện sự thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng những ngườixung quanh.

Thay đổi căn bản nhất

Một xã hội văn minh cần bảo vệ người dânvà đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, mộtxã hội văn minh cũng phải biết giáo dục cho thế hệ tương lai biếthướng hành vi mình đến việc tôn trọng con người, thế giới xung quanhmình, để tránh đưa ra những phát ngôn có thể bị xã hội lên án.

Phát ngôn của Đỗ Nhật Nam hay hành vi củacác học sinh lớp 12 trong clip phải được bảo vệ vì tuy hơi khó nghe vàphản cảm, nó cũng là những ngôn luận bình thường. Không ai được phépchỉ sử dụng những phát ngôn, hay hành vi đó để quy chụp, đánh giá xấuvề tính cách, con người Nam hay những học sinh lớp 12 đó, đó là việclàm bất nhẫn.

Điều quan trọng hơn rút ra trong câuchuyện này là người lớn phải giúp cho Nam hay những học sinh lớp 12nhận ra rằng phát ngôn và hành vi của họ là không đúng mực, gây ảnhhưởng đến người khác để từ đó suy nghĩ lại nhận thức của mình đối vớinhững điều xung quanh.

Phát ngôn của Đỗ Nhật Nam và hành động củacác hoc sinh lớp 12 phần nào phản ánh kết quả của cách thức giáo dụccủa chúng ta. Đó là một nền giáo dục trọng thành tích, nhồi nhét kiếnthức, mà quên đi sứ mệnh đào tạo Con người theo đầy đủ nghĩa của nó.

Chỉ trích truyện tranh là "con sâu đụckhoét tâm hồn" hay xé vụn đề cương Lịch sử nếu so sánh quá lên thì cũngkhông khác mấy so với hành vi đốt sách.  Có người đã nói, nếu chúng talàm ngơ cho họ đốt sách ngày hôm nay, ngày mai họ sẽ đốt chính conngười.

Dạy cho trẻ biết tôn trọng những điều xung quanh làcách duy nhất để ngăn chặn việc tiếp tục cho ra đời những sản phẩm giàukiến thức, giỏi kỹ năng, nhưng ngông cuồng, thiếu khiêm tốn và khôngcoi trọng người khác. Thay đổi cách giáo dục, chứ không phải là thayđổi luật pháp như ai đó đề nghị, mới là thay đổi căn bản, cấp thiếtnhất.

Lê Nguyễn Duy Hậu (từ Đức - lược trích)

相关文章

最新评论